Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ cùng sự phủ sóng rộng khắp của điện thoại thông minh đã thúc đẩy hàng loạt các phương thức giao tiếp mới giữa người và người như email và dịch vụ tin nhắn OTT đã ra đời. Vậy OTT là gì? Đâu là những lý do khiến bạn nên sử dụng OTT? Hãy cùng Admarket tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. OTT là gì?
OTT - Over The Top là giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet. Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất đó là cung cấp các nội dung về truyền hình qua các giao thức internet và nhiều Video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối cùng.
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ OTT là việc cho phép cung cấp nguồn có nội dung rất phong phú và đa dạng theo yêu cầu của người sử dụng vào bất kì những thời điểm nào và tại bất cứ ở nơi đâu chỉ với một thiết bị phù hợp đã có kết nối Internet. Ngoài ra, công nghệ này còn được cung cấp nhiều loại công cụ tiện ích khác, nó mang tính ứng dụng cao như: VoIP, Mạng xã hội, Live Broad Casting. Với rất nhiều ứng dụng thiết thực, công nghệ OTT được dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai và trở nên là một trong nhiều xu thế công nghệ – Theo Dragon Multimedia Technologies Jsc (DMMT).
Gần đây khái niệm OTT tại Việt Nam được rất nhiều phương tiện truyền thông nhắc tới với sự nổi lên của những ứng dụng nhắn tin không mất phí như Line, Zalo, Viber, KaKao Talk,… tuy nhiên có lẽ vì vậy mà rất ít người biết đến những ứng dụng khác từ công nghệ truyền tải nội dung OTT, và đầy tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.
2. Vì sao OTT là xu hướng tất yếu của truyền hình thời đại mới
2.1. Nội dung có giá trị cao với chi phí thấp
Bởi vì người dùng chỉ cần trả phí thuê bao của nhà mạng hàng tháng, và việc trả tiền cho nội dung do ứng dụng OTT cung cấp hay không tùy thuộc vào từng nền tảng và không nằm trong tầm kiểm soát của nhà mạng.
2.2. Nội dung gốc
Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp OTT như FPT Play đã bắt đầu sản xuất nội dung gốc chỉ có sẵn thông qua dịch vụ của họ. Các nền tảng như HBO Go và Disney + cũng có giấy phép phát trực tuyến độc quyền cho nội dung truyền hình trước đó.
2.3. Khả năng thích ứng với nhiều thiết bị
Hiện tại, OTT tương thích với nhiều thiết bị, tài khoản nào cũng có thể đăng nhập để trải nghiệm OTT, từ máy chơi game, smartphone, tablet đến smart TV.
3. Nội dung trên OTT được truyền tải như thế nào?
Công nghệ OTT đã và đang phủ sóng lớn trong cuộc sống của con người, dễ dàng bắt gặp hàng loạt ứng dụng thiết thực được chúng ta sử dụng mỗi ngày như:
3.1. Video
Truyền phát video là phiên bản rộng rãi nhất của các dịch vụ truyền thông OTT. Các nền tảng đăng ký phổ biến như Netflix, FPT Play… hay các cửa hàng trả phí như iTunes và các dịch vụ dựa trên quảng cáo như YouTube.
3.2. Âm thanh
Truyền âm thanh cũng có thể thực hiện được thông qua các giải pháp OTT, bao gồm các đài phát thanh Internet và podcast.
3.3. Tin nhắn
Một dịch vụ nhắn tin tức thời dựa trên OTT kết nối người dùng trực tiếp qua kết nối internet, bỏ qua SMS di động. Một trong những ứng dụng được người dùng yêu thích nhất là Facebook, Google, Skype, WeChat.
3.4. VOIP
Các nền tảng gọi thoại như Skype, WeChat, Zalo… hoạt động bằng các giao thức internet được coi là dịch vụ OTT.
4. Tiềm năng phát triển của OTT tại Việt Nam
Hiểu rõ được tầm quan trọng của OTT là gì sẽ có thể dễ dàng thấy được với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ, ứng dụng OTT dần trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng bởi nhiều tiện ích mà nó mang lại trên các thiết bị như laptop, máy chơi game (PlayStation 4, WiiU, và Xbox One), smartphone, smart tivi, máy tính bảng,… đây là cơ hội phát triển tốt cho các ứng dụng OTT hiện nay tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Statista, vào tháng 7/2019, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để phát triển dịch vụ OTT. Trong năm 2018, có hơn 54% dân số thường xuyên truy cập Internet và con số này dự kiến sẽ tăng lên 38% vào năm 2023.
Các ứng dụng OTT ngày càng phát triển khiến các nhà mạng cũng được hưởng lợi từ các dịch vụ OTT cung cấp cho thuê bao. OTT đang dần trở thành xu hướng của thời đại công nghệ và Việt Nam là một trong những môi trường tiềm năng để cho các ứng dụng OTT khai thác và phát triển.
Những ứng dụng OTT được phát triển bởi bên thứ 3 mà chúng ta thường thấy và sử dụng mỗi ngày như: FPTPlay, Netflix, MyTV (xem truyền hình), HDO, Zing TV, HayhayTV (xem phim online), Facebook, Zalo, Line, Skype (Ứng dụng OTT hỗ trợ gọi thoại, video call liên lạc),…Tại đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet chỉ có nhiệm vụ duy nhất là truyền tải gói tin đến thiết bị đầu cuối của người dùng.
Trên đây là những thông tin về OTT là gì muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn. Đừng quên ghé thăm Admarket thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Xem thêm các bài viết liên quan:
Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.