Blitzscaling - Tăng trưởng thần tốc: Tốc độ tăng trưởng của những gã khổng lồ

Công nghệ số đang mang lại những khả năng đổi mới sáng tạo, khả năng tăng tốc và tăng trưởng chưa từng thấy trước đây, như được giải thích trong cuốn sách mới Tăng trưởng thần tốc (Blitzscaling): Con đường nhanh nhất để dựng nên những doanh nghiệp khổng lồ” của hai tác giả Reid Hoffman và Chris Yeh. Bạn có thể học được từ chiến lược siêu tăng trưởng của các công ty như Netflix, Amazon, Google, Alibaba, Tencent và Zara.

Tăng trưởng thần tốc (Blitzscaling): Con đường nhanh nhất để dựng nên những doanh nghiệp khổng lồ” của hai tác giả Reid Hoffman và Chris Yeh. Bạn có thể học được từ chiến lược siêu tăng trưởng của các công ty như Netflix, Amazon, Google, Alibaba, Tencent và Zara.

Khi một công ty khởi nghiệp sở hữu một sản phẩm hấp dẫn trong một thị trường rộng lớn và rõ ràng, nó có cơ hội trở thành một công ty scale-up - một công ty có thể thay đổi thế giới và ảnh hưởng đến hàng triệu hay thậm chí là hàng tỷ người, các tác giả viết ở đầu quyển sách. Thời đại nối mạng, với Internet toàn cầu và băng thông rộng di động, đã đẩy nhanh cơ hội cho sự tăng trưởng thần tốc trên toàn thế giới.

Cơ hội có thể rất nhỏ và qua đi nhanh chóng, sự do dự có thể dẫn đến tình trạng phải rượt đuổi theo sau hoặc bị đánh bại, hơn là sẽ dẫn đầu hoặc chiến thắng.“Ở những doanh nghiệp mà sự phát triển về quy mô đóng vai trò quan trọng trong sự cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, thì việc bắt đầu sớm và thực thi thật nhanh có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể”, Bill Gates viết trong lời nói đầu của quyển sách. “Tốc độ được ưu tiên hơn so với tính hiệu quả – ngay cả trong một môi trường kinh doanh mơ hồ và không chắc chắn – là điều đặc biệt quan trọng khi mô hình kinh doanh của bạn có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau và cần có sự phản hồi từ họ”.

“Tăng trưởng thần tốc là một chiến lược và tập hợp các kỹ thuật để thúc đẩy và quản lý sự tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng, ưu tiên tốc độ hơn hiệu quả trong một môi trường không chắc chắn,” các tác giả định nghĩa. Nó có nghĩa là đi từ “số 0 sang tỷ” thay vì “số 0 thành một”, và đã ảnh hưởng đến các ngành như âm nhạc, video, trò chơi, điện thoại và bán lẻ.

Hai tác giả mô tả năm giai đoạn tăng trưởng tiến hóa của một công ty startup: 'gia đình' (dưới 10 nhân viên), 'bộ lạc' (hàng chục nhân viên), 'làng' (hàng trăm nhân viên), 'thành phố' (hàng ngàn nhân viên) và 'quốc gia' (hàng chục ngàn nhân viên). Mỗi giai đoạn phát triển đòi hỏi những thay đổi nền tảng liên quan đến mô hình kinh doanh, chiến lược, quản lý và văn hóa

Tác giả là Reid Hoffman, Ông là co-founder của LinkedIn, hiện tại là Partner tại Greylock, một quỹ đầu tư mạo hiểm có tiếng tại thung lũng Silicon với những cái tên “khủng" trong portfolio như LinkedIn, Facebook, Workday, Airbnb, Dropbox, Pandora, Instagram,…

Trong cuốn sách Reid Hoffman mô tả một số cách thức để tăng trưởng, bao gồm tăng trưởng khởi nghiệp truyền thống, tăng trưởng mở rộng truyền thống, tăng trưởng nhanh và cuối cùng là tăng trưởng thần tốc. Trong đó, Tăng trưởng thần tốc là việc theo đuổi tăng trưởng nhanh bằng cách ưu tiên về tốc độ hơn là tính hiệu quả trong một môi trường không chắc chắn. - Để trở thành công ty đầu tiên đạt được quy mô cực lớn, từ đó xây dựng vị thế dẫn đầu thị trường trong lâu dài.

Không phải chỉ có các công ty khởi nghiệp mới quan tâm đến tăng trưởng thần tốc, mà cả các công ty truyền thống như nhà bán lẻ Zara của thành lập cùng thời điểm với Microsoft, muốn sử dụng các kỹ thuật trong blitzscaling cho chiến lược kinh doanh các sản phẩm "thời trang nhanh" được biết đến ngắn gọn trong một câu"đưa cho khách hàng những gì họ muốn và làm cho nó nhanh hơn bất cứ ai khác".

Nghe có vẻ như tăng trưởng thần tốc là về tốc độ làm một cách nhanh nhất, nhưng đấy là chưa đủ, ở đây tác giả đề cập đến 3 kỹ thuật chính bao gồm: Đổi mới sáng tạo về mô hình kinh doanh, Đổi mới sáng tạo về chiến lược, Đổi mới sáng tạo về quản lý.

Và trong các chương sách có rất nhiều đề cập chi tiết các cách thức để đổi mới, mà một công ty startup chóng chọi với những gã khổng lồ, điển hình như Dropbox không phải chỉ dựa vào công nghệ để chóng chọi với Google, hay Microsoft về mãng lưu trữ, hay Uber and Airbnb cũng phải có những mô kinh doanh đột phá chưa từng có, điều này không có nghĩa là công nghệ không quan trọng, mà nó là chìa khóa để thúc đẩy tạo thị trường mới, hay nâng cấp thị trường hiện có. Và diễn nhiên là còn nhiều vấn đề khác như cần liên tục đổi mới như vai trò của nhà sáng lập từ công ty một vài thành viên lên hàng ngàn thành viên mà tác giả đề cập đến 5 giai đoạn chính: Gia đình, Bộ lạc, Làng xã, Thành phố, Quốc gia.

Oh có lẽ, chúng ta quá chú trọng và sự “thần tốc” với và các mô hình, chiến lược, Tuy nhiên, một cách rất truyền thống mà các doanh nghiệp nào cũng gặp phải, đó là yếu tố kỹ thuật thứ 3 được nhắc đến trong cuốn sách đó là cách tân về quản lý, một trong những vấn đề rất cơ bản đầu tiên là làm sao để quản lý từ team nhỏ đến công ty hàng ngàn nhân sự? Không có sơ đồ tổ chức, hoặc bạn không thể tham gia trong mọi việc ra quyết định của công ty, các nhân viên đến và làm việc theo định hướng của công ty và phải có hệ thống để kết nối các nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh chung, mỗi nhân viên sẽ phù theo từng giai đoạn của công cty mà thay đổi vai trò, có khi là giám đốc kỹ thuật của một nhóm vài thành viên nhưng là giám sát của nhóm hàng trăm người. Ngoài ra, còn các thay đổi khác trong khâu quản lý mà tác giả đề cập như là: nhân sự tổng hợp sang nhân sự chuyên sau, thành viên công hiến đến nhà quản lý, từ đối thoại đến lan truền, từ cảm tính đến dữ liệu, từ đơn nhiệm đến đa nhiểm, từ hải tặc đến hải quân, và phát triển bản thân từ nhà sáng lập đến lãnh đạo.

Điểm qua các doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc, tác giả đưa ra các mô hình kinh doanh mẫu đột phá như là: Mô hình kinh doanh phần mềm thay vì sản phẩm vật lý, Google và Facebook là những điển hình trong mô hình này, phần mềm có thời gian phục vụ thị trường toàn cầu dễ dàng hơn, từ đó họ có thể đạt được quy mô thị trường lớn hơn, có thể lặp lại việc sản xuất ra các sản phẩm phần mềm một cách nhanh chóng hơn, và có thể cần ít nhân viên hơn so với các công ty làm ra sản phẩm vật chất. Mô hình kinh doanh các nền tảng kết nối (Platform) như Amazon, Facebook, Miễn phí hoặc Freemium - Dropbox là một ví dụ hàng đầu về doanh nghiệp thu phí để nâng cấp thành công, miễn phí 2GB đầu thu hút người dùng, và trả tiền để cho được tăng không gian lưu trữ tăng. Mô hình kinh doanh Sàn giao dịch (Marketplace) - kiểu mẫu này thành công nhất kể đến là Google và eBay của kỷ nguyên dot-com, và ngày nay là Alibaba và Airbnb. Mô hình kinh doanh Đăng ký thành viên - điển hình là Salesforce.com với sản phẩm dạng Software-as-a-Service (SaaS), hay những công ty chiếm ưu thế trong cả âm nhạc như Spotify, Pandora, lẫn video như Netflix. Mô hình kinh doanh Sản phẩm kỹ thuật số, Mô hình kinh doanh Tin tức cập nhật (Feeds)...

Cuối cùng, đề cập đến các yếu tố tăng trưởng mà tất cả các công ty tăng trưởng thần tốc đều có:

1) Yếu tố tăng trưởng về Quy mô thị trường: Ban đầu Google bị đánh giá thấp, mà trên thị trường đã có thống trị của Yahoo. Tuy nhiên, Google đã đổi mới sáng tạo trong hệ thống quảng cáo để tối đa hóa doanh thu, và sự tăng trưởng nhanh chóng của chính Internet, và kết quả thu về chính là một thị trường cực kỳ to lớn.

2) Yếu tố tăng trưởng về Phân phối: Google đã tận dụng một loạt các kiểu mẫu và mạng lưới hiện có. Ví dụ, thỏa thuận táo bạo của Google để tăng cường công cụ tìm kiếm AOL giúp cho việc kinh doanh tìm kiếm của công ty tăng theo cấp số mũ. Sau đó, những vụ đánh cược về phân phối như quan hệ hợp tác với Firefox, sáp nhập với Android, và tạo ra trình duyệt Chrome, tất cả hành động đều được đền đáp xứng đáng và giúp Google duy trì vị trí thống trị về phân phối.

3) Yếu tố tăng trưởng về Tỷ suất lợi nhuận gộp cao: Google là một công ty có lợi nhuận cao, với tỉ suất lợi nhuận năm 2016 đạt mức 61%. Nhưng việc có được lợi nhuận này không phải do tình cờ hay may mắn; công chính thuộc về mô hình kinh doanh AdWords của Google.

4) Yếu tố tăng trưởng về Hiệu ứng mạng: Ứng dụng giao thông Waze khai thác vị trí của từng người dùng để thiết lập mô hình tình trạng giao thông chính xác hơn, và giúp các tài xế thông báo những sự kiện như tai nạn giao thông, bẫy tốc độ, và xe dừng bên đường. Sau đó, Wazer công bố tất cả dữ liệu trên cho tất cả những người sử dụng ứng dụng. Nói cách khác, càng có nhiều người sử dụng Wazer trên đường, độ chính xác về thông tin đường phố càng cao. Mỗi người dùng mới sẽ tạo thêm giá trị cho toàn bộ người dùng trước. Hệ điều hành di dộng Android là một ví dụ điển hình cho hiệu ứng mạng gián tiếp. Khi người dùng cuối (end user) chấp nhận sử dụng Android một cách rộng rãi sẽ khuyến khích các nhà phát triển tạo thêm phiên bản Android cho ứng dụng của họ. Youtube là một ví dụ điển hình cho hiệu ứng mạng hai chiều. Youtube giúp những người sản xuất video và người xem video xích lại gần nhau – càng có nhiều nội dung, càng có nhiều người xem. Càng có nhiều người xem, càng khuyến khích các những người sản xuất video tạo nên nhiều nội dung hơn nữa. Cuối cùng, G Suite của Google là một ví dụ tuyệt vời về sức mạnh của hiệu ứng mạng tương hợp và tiêu chuẩn cũng như hiệu ứng mạng cục bộ. Khi người dùng chia sẻ Google Docs hay Google Sheets với người khác, họ buộc những ai muốn cộng tác vào những tài liệu này cũng phải làm điều tương tự.

Không phải doanh nghiệp nào có hoặc thực hiện theo các yếu tố và các kỹ thuật tăng trưởng trên đều thành công, có hàng ngàn thất bại khác mà họ cũng làm theo như thế, bởi lẻ bên cạnh các yếu tố thành công thì cũng có các điểm hạn chế khác:

Sản phẩm/thị trường phù hợp: Thật may mắn, Google đã tìm được sản phẩm/thị trường phù hợp bằng cách cải thiện mô hình đấu giá quảng cáo Google AdWords, và diễn nhiên là không phải lúc nào cũng tìm ra sản phẩm phù hợp, minh chứng cho điều này google đã khai tử rất nhiều sản phẩm trước đó như Google Buzz, Wave, và Glass .

Tiếp theo là Khả năng mở rộng hoạt động: Google đã đầu tư vào các công cụ và cơ sở hạ tầng giúp đạt được hiệu suất cao khi công ty phát triển, đổi mới sáng tạo trong khả năng mở rộng về mặt nhân sự, phân tích và dữ liệu hỗ trợ ra quyết định trong công tác tuyển dụng, xem xét năng lực, phỏng vấn ứng viên (không nhiều hơn 5 lần).

Cuối cùng, có quá nhiều điều hay và chi tiết trong sách, xin kết bằng nhận xét về sách “Tăng trưởng thần tốc” của tỷ phú công nghệ huyền thoại Bill Gates không tiếc lời khen ngợi: “Những nghiên cứu thực tiễn mà bạn sắp khám phá và những công cụ bạn sắp nhận được chưa từng quý giá hơn thế này. Đây là thời điểm lý tưởng để đọc cuốn sách này”.


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    Inbound Marketing: Thu Hút Thế Giới Về Với Bạn Trong Môi Trường Trực Tuyến

    Inbound Marketing: Thu Hút Thế Giới Về Với Bạn Trong Môi Trường Trực Tuyến

    Thế nào là Inbound Marketing, khái niệm căn bản, linh hồn của Inbound Marketing, làm thế nào để tăng truy...

    Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

    Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

    Cuốn sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư giúp bạn có thêm khả năng tham gia các...

    Nền Tảng Công Nghệ - Hướng Đi Mới Dành Cho Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0

    Nền Tảng Công Nghệ - Hướng Đi Mới Dành Cho Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0

    Nền tảng công nghệ - Hướng đi mới dành cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0 sẽ giúp các nhà lãnh đạo...

    Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Chìa khóa tạo nên sự thành công

    Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Chìa khóa tạo nên sự thành công

    Nếu bạn đang loay hoay chưa biết định hướng cho con đường đi đến sự thành công của bản thân mình,...

    Tóm tắt & Review sách Đời ngắn đừng ngủ dài

    Tóm tắt & Review sách Đời ngắn đừng ngủ dài

    Cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài” của tác giả Robin Sharma đã từng lọt vào top các cuốn sách...

    Đọc nhiều nhất
    Tóm tắt & Review sách Đời ngắn đừng ngủ dài

    Tóm tắt & Review sách Đời ngắn đừng ngủ dài

    Cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài” của tác giả Robin Sharma đã từng lọt vào top các cuốn sách...

    Tóm tắt & Review sách khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ

    Tóm tắt & Review sách khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ

    Với giọng văn mộc mạc, các phương pháp và kỹ năng giao tiếp được cuốn sách khéo ăn nói sẽ có được...

    Góc Nhìn Của Người Thông Thái - Robert Fulghum

    Góc Nhìn Của Người Thông Thái - Robert Fulghum

    ''Góc Nhìn Của Người Thông Thái'': Chiếc Bát Chứa Đựng Tư Duy. Những câu chuyện, góc nhìn của Fulghum...

    Những trang web review sách hay nổi tiếng tại Việt Nam

    Những trang web review sách hay nổi tiếng tại Việt Nam

    Danh sách trang web review sách chân thực nhất được các mọt sách truyền tai nhau rầm rộ. Họ là những...

    Tóm tắt & Review sách Tư Duy Nhanh Và Chậm

    Tóm tắt & Review sách Tư Duy Nhanh Và Chậm

    Các bạn tìm đọc trước nội dung chính cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm để tìm hiểu trước khi quyết...

    Review sách Nguyên lý Marketing - Philip Kotler & Gary Armstrong

    Review sách Nguyên lý Marketing - Philip Kotler & Gary Armstrong

    Nguyên lý Marketing cuốn sách dành cho những người muốn bước chân vào “địa hạt” Marketing nhưng chưa...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.