Mindset là gì? Mindset của người làm Marketing thay đổi ra sao?
Theo nhà tâm lý học Stanford Carol Dweck, mindset đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của bạn. Vậy, chính xác thì mindset là gì? Mindset của người làm Marketing phải như thế nào?
Mindset là gì?
Mindset hay tư duy được định nghĩa là tập hợp những niềm tin và suy nghĩ hình thành nên thái độ, khuynh hướng, thói quen hoặc tính cách của bạn.
Mindset sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nghĩ và cách bạn làm. Nó cũng ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận thế giới và cách bạn cảm nhận về chính mình.
Mindset đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. Khi một đứa trẻ có tư duy phát triển, chúng có xu hướng khao khát học hỏi, mong muốn làm việc chăm chỉ và khám phá thêm nhiều điều mới. Điều này giúp chúng có thành tích học tập cao hơn những đứa trẻ khác.
Khi trưởng thành, người này có nhiều khả năng sẽ kiên trì đối mặt với những thất bại. Thay vì bó tay, họ lại xem đây là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Ngược lại, những người có tư duy cố định thường dễ bỏ cuộc khi đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.
Đứng trên góc nhìn của người làm marketing thì mindset là một nhân tố có thể giúp bạn tiến xa hơn trong nghề. Điều này đã được các nhà tâm lý học chứng minh sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.
Nếu bạn cảm thấy quy tắc sinh ra là để tuân thủ, sự sáng tạo bên trong bạn sẽ có xu hướng bị giới hạn. Nhưng nếu bạn cảm thấy quy tắc sinh ra để phá vỡ, sự sáng tạo sẽ không bị trói buộc bởi tư duy của chính mình nữa.
Đó là lý do tại sao các marketer phải học cách thay đổi mindset của bản thân để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại.
Phân loại Mindset
Có rất nhiều kiểu mindset khác nhau đã được các nhà nghiên cứu khám phá ra và chúng tôi chắc chắn rằng vẫn còn nhiều kiểu mindset khác sẽ được khám phá trong tương lai. Một số kiểu mindset nổi tiếng bao gồm:
-
Tư duy cầu tiến (Growth Mindset) >< Tư duy bảo thủ (Fixed Mindset);
-
Tư duy tích cực (Positive Mindset) >< Tư duy tiêu cực (Negative Mindset);
-
Tư duy doanh nhân (Entrepreneurial Mindset) >< Tư duy kiểu con ong (Worker Bee Mindset);
-
Tư duy phong phú (Abundance Mindset) >< Tư duy khan hiếm (Scarcity Mindset);
-
Tư duy thử thách (Challenge Mindset) >< Tư duy về mối đe dọa (Threat Mindset);
-
Mindful Mindset >< Mindless Mindset.
Trong đó, Growth Mindset và Fixed Mindset do nhà tâm lý học Carol Dweck thuộc đại học Stanford nghiên cứu vào năm 2006 là hai kiểu mindset được biết đến nhiều nhất. Bởi vậy, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu sâu về 2 kiểu tư duy này thôi nhé.
Nếu bạn thuộc kiểu tư duy bảo thủ, bạn tin rằng khả năng của mình là bẩm sinh và do đó không thể thay đổi được. Thành công mà bạn đạt được phụ thuộc vào tài năng và trí thông minh, chứ không cần đến sự nỗ lực.
Còn nếu bạn thuộc kiểu tư duy cầu tiến, bạn tin rằng tài năng và khả năng của mình có thể được cải thiện theo thời gian thông qua sự nỗ lực và bền bỉ. Những người có suy nghĩ này không nhất thiết tin rằng mọi người đều có thể trở thành thiên tài như Einstein hoặc Mozart chỉ vì họ cố gắng. Nhưng họ tin rằng mọi người đều có thể trở nên thông minh hơn hoặc tài năng hơn nếu họ nỗ lực hết sức.
Đọc đến đây, bạn đã biết mình thuộc kiểu Growth Mindset hay Fixed Mindset chưa? Nếu chưa, hãy kiểm tra bằng cách đọc 6 câu dưới đây và lựa chọn những câu mà bạn thấy giống với bản thân mình nhất:
Nếu bạn có xu hướng đồng ý với các câu 1, 2 và 5 thì bạn có thể thuộc kiểu Fixed Mindset. Còn nếu bạn đồng ý với các câu 3, 4 và 6 thì có lẽ bạn thuộc kiểu Growth Mindset.
Mindset của người làm Marketing thay đổi như thế nào?
Dưới đây là 3 xu thế chuyển đổi mindset mà những người làm marketing cần nắm vững để tạo ra chiến dịch tiếp thị thành công:
1. Thu hút và nắm giữ sự chú ý
Xu thế này được miêu tả qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc
Sau chiến tranh, mọi người bắt đầu mua sắm nhiều hơn để khôi phục nền kinh tế. Thật trùng hợp là trong giai đoạn này, TV cũng chính thức trở thành phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, các nhà tiếp thị chỉ cần quảng cáo trên TV là đã có thể tiếp cận được với một lượng lớn dân số. Người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm mà không cân nhắc quá nhiều.
Ở giai đoạn này, thương hiệu nào quảng cáo với thông điệp đúng đắn hiển nhiên sẽ đạt được doanh thu tức thời.
Đây chính là nguyên nhân khiến các nhà tiếp thị thời đó bị ám ảnh bởi quảng cáo. Mặc dù họ biết rằng những yếu tố khác như khuyến mãi, hệ thống phân phối,...cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy doanh thu, nhưng họ không thể thoát khỏi tâm lý rằng khả năng mọi người mua sản phẩm sẽ cao hơn nếu như biết nhiều hơn về sản phẩm.
Giai đoạn 2: Đó là khi truyền hình cáp xuất hiện
Lúc này, các marketer đã biết nghiên cứu thị trường để lựa chọn những phân khúc có giá trị, sau đó điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với từng phân khúc này. Tuy nhiên, do phân khúc thị trường vẫn rất lớn, cho nên nhận thức vẫn được coi là yếu tố quan trọng hơn mọi thứ khác.
Giai đoạn 3: Công nghệ kỹ thuật số xuất hiện
Ở giai đoạn này, khi marketer phát ra thông điệp để tăng nhận thức, khách hàng sẽ không tới cửa hàng ngay để mua hàng nữa, mà họ tìm kiếm sản phẩm trên internet trước đã.
Hành vi tìm kiếm này cũng sẽ bị theo dõi bởi đối thủ cạnh tranh. Điều này có nghĩa là, trong quá trình tạo sự thu hút, về cơ bản bạn đã cung cấp dữ liệu khách hàng tiềm năng cho đối thủ. Lúc này các marketer cần nắm giữ sự chú ý của doanh nghiệp chứ không đơn thuần là thu hút sự chú ý nữa.
2. Không chỉ truyền đi thông điệp mà còn tập trung vào trải nghiệm
Trước đây, việc truyền đạt thông điệp về lợi ích của sản phẩm là một cách hữu hiệu giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán.
Tuy nhiên, người tiêu dùng thời nay khó tính hơn rất nhiều. Nếu như marketer chỉ chăm chăm vào việc quảng cáo sản phẩm, họ sẵn sàng block quảng cáo bất cứ lúc nào. Cái họ mong muốn ở đây là doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời, trước khi trình bày quá nhiều về sản phẩm.
Nhờ vào sự phát triển của internet, doanh nghiệp thời nay có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào cuộc sống của khách hàng thông qua việc xuất bản nội dung có giá trị và tương tác nhiều hơn trên mạng xã hội. Đó là sự chuyển đổi rất lớn trong mindset của người làm marketing so với thời điểm hai thập kỷ trước.
3. Kiểm soát quảng cáo và tập trung thiết kế giao diện
Khi mà internet chưa phát triển, các marketer thời đó đã biết làm thế nào để tối ưu chiến lược marketing, đó chính là trả phí để xuất hiện trên các chương trình truyền hình ăn khách.
Tuy nhiên cách này tồn tại 2 nhược điểm rất lớn: một là chi phí quá cao, hai là khả năng kiểm soát quảng cáo quá kém.
Có những người xem đi xem lại quảng cáo rất nhiều lần, nhưng cũng có người lại chưa xem lần nào. Giả sử đối tượng mục tiêu chủ yếu nằm trong nhóm chưa xem lần nào thì chiến dịch marketing lần này có thể nói là thất bại thảm hại.
Đến khi internet xuất hiện, về cơ bản 2 nhược điểm kể trên đã được kiểm soát: chi phí tiếp cận rẻ hơn, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn đối tượng xem quảng cáo.
Tuy nhiên vấn đề lúc này không còn là kiểm soát quảng cáo nữa, mà là giao diện thương hiệu. Mặc dù doanh nghiệp đã đạt được một bước tiến lớn so với trước đây, đó là mở rộng đối tượng tiếp cận và khiến họ nhấp vào quảng cáo, nhưng tất cả sẽ chỉ dừng lại ở một cú nhấp chuột mà không tạo ra doanh thu nếu họ không cảm thấy hứng thú với giao diện của thương hiệu.
Trên đây là những chia sẻ thực tế của Admarket về chủ đề Mindset là gì cũng như 3 xu thế chuyển đổi mindset của người làm marketing. Trên thực tế, việc thay đổi và phát triển mindset sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến dịch tiếp thị thành công hơn. Lời cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắn gửi tới những bạn trẻ đã, đang và sẽ dấn thân vào lĩnh vực truyền thông quảng cáo nói chung, các bạn cần đổi mới tư duy sáng tạo không ngừng thì mới có thể tiến xa hơn và thành công trong ngành này. Chúc các bạn thành công!
Trend là gì? Hot trend năm 2022 là gì?
Hãy cùng Admarket.vn tìm hiểu Trend là gì? và điểm qua 7 trào lưu hot nhất khuấy đảo cộng đồng mạng...
Search Engine là gì? Search Engine hoạt động như thế nào?
Search Engine là gì? Cơ chế hoạt động của Search Engine diễn ra như thế nào? Có những công cụ tìm kiếm...
Google Trends là gì? Cách sử dụng Google Trend hiệu quả
Google Trends không chỉ là một công cụ hoạt động trực tuyến được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi...
Spam nghĩa là gì? Spam được sử dụng trên những nền tảng nào?
Spam nghĩa là gì? Spam được sử dụng trên những nền tảng nào?... Một cách đơn giản để giải quyết...
Conversion rate là gì? Cách tăng Conversion rate cho website?
Conversion rate - Tỷ lệ chuyển đổi nghe có vẻ hàn lâm nhưng trên thực tế, đó là một trong những cách...
Facebook Blueprint là một nền tảng học tập điện tử cung cấp các khóa học miễn phí, tự học về quảng...
Brochure là gì? Khái niệm tổng quát A-Z về Brochure
Brochure là gì? Kích thước chuẩn của Brochure? Phân biệt Brochure với các ấn phẩm quảng cáo khác? Ý nghĩa...
Phân tích khách hàng mục tiêu là gì? Một số ví dụ về phân tích khách hàng mục tiêu
Phân tích khách hàng mục tiêu là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược marketing nào. Bởi...
Spam nghĩa là gì? Spam được sử dụng trên những nền tảng nào?
Spam nghĩa là gì? Spam được sử dụng trên những nền tảng nào?... Một cách đơn giản để giải quyết...
Phương tiện truyền thông là gì? Lợi ích và các phương tiện truyền thông phổ biến
Những phương tiện truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp, công ty truyền tải những chiến lược marketing đến...
Sách là gì? Lợi ích, giá trị và ý nghĩa của việc đọc sách
Nhắc đến sách là nhắc đến một nguồn trí thức vô tận do con người tạo ra và cung cấp kiến thức...
Backdrop là gì? Điểm giống và khác nhau giữa backdrop và background
Trong các sự kiện như hội thảo, lễ tốt nghiệp, triển lãm, lễ cưới, các buổi tiệc,... thì backdrop...
Bài xem nhiều
Bài viết mới