Bounce rate là gì? Nguyên nhân website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao

Tỷ lệ thoát “Bounce rate” cao chót vót khiến các SEOer hay những phát triển website không hiệu quả. Bounce rate đã quá quen thuộc đối với những nhà quản trị website, marketer, seo. Nó là một trong những yếu tố onpage nói riêng và yếu tố đóng góp vào chất lượng website nói chung.

Xem thêm: Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

Tỷ lệ thoát là một trong những thông số đo lường trích xuất từ Google Analytics. Nó thể hiện tỷ lệ người dùng truy cập rời khỏi trang web của bạn (hoặc quay lại trang kết quả tìm kiếm của google) sau khi chỉ xem 1 trang trên website.

Trước tiên đi vào cụ thể thì bạn cần hiểu rằng, tỷ lệ thoát “CAO” chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Theo nghiên cứu của Rocket Fuel, hầu hết các trang web có tỷ lệ bounce rate trong khoảng từ 26% đến 70%.

Dựa trên những dữ liệu phân tích, họ đã đưa ra một thang phân loại như sau:

  • Nhỏ hơn hoặc bằng 25%: Có vấn đề gì đó xảy ra với website
  • 26%-40%: Xuất sắc
  • 41%-55%: Trung bình
  • 56%-70%: Cao hơn bình thường, nhưng có thể hợp lý tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực
  • Lớn hơn hoặc bằng 70%: Tồi hoặc website xảy ra sự cố

Bạn có thể thấy tỷ lệ thoát phiên – “bounce rate” chung của website ở ngay phần đầu tiên của giao diện Google analytics.

Nó thuộc phần tổng quan về đối tượng.

Tỉ lệ thoát là gì? nguyên nhân website có tỉ lệ thoát cao

Ngoài ra bạn có thể xem tỷ lệ thoát cho các kênh hay các trang web riêng lẻ ở phần “Hành vi”

Google dựa vào hành vi người dùng

Như bạn có thể thấy tỷ lệ thoát khá cao ở một số trang web như trên hình.

Vậy đâu là lý do khiến bài viết, trang đó có tỷ lệ bounce rate cao?

Hãy cùng xem 10 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục cụ thể dưới đây.

1. Trang tải chậm

Tốc độ tải trang là một phần của thuật toán xếp hạng của Google. Vì vậy, một website SEO tốt cần được tập trung cải thiện tỷ lệ tải trang nhanh.Google muốn ưu tiên những nội dung cung cấp được trải nghiệm tích cực cho người dùng. Và họ nhận ra một trang web có thời gian tải trang chậm thì đem đến trải nghiệm xấu cho user.

Nếu trang của bạn mất nhiều thời gian để load thì khách truy cập sẽ cảm thấy chán nản hoặc thậm chi bực mình và thoát ngay ra.

“Theo đó, tốc load trang tối ưu là khoảng 3s hoặc thấp hơn”

Việc tối ưu tốc độ tải trang có thể mất khá nhiều thời gian tìm hiểu và cải thiện để có được kết quả tốt nhất. Nhưng bạn sẽ thấy tiến triển ngay tức thì khi cải thiện từng yếu tố nhỏ trong việc khắc phục vấn đề.

Để có thể kiểm tra tốc độ tải trang của trang web, bạn có thể sử dụng các công cụ sau:

  • Google Pagespeed Insights
  • Pingdom
  • GTmetrix

Tất cả các công cụ trên sẽ hiển thị các vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ tải trang mà trang web đang gặp phải và đề xuất cách cải thiện.

trang website tải chậm

Kiểm tra với google pagespeed insights để đánh giá tối ưu tốc độ của website

2. Nội dung trang web đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm kiếm

Trong trường hợp này, người dùng có thể đã tìm được mọi thông tin cần thiết mà họ đang tìm kiếm ngay trên trang web của bạn.

Nếu đúng là như vậy thì bạn đã đạt được mục đích mà mọi marketer, seoer mong muốn. Tạo ra nội dung có giá trị cao và có thể đáp ứng tất cả nhu cầu tìm kiếm của người dùng trong 1 bài viết.

Hoặc trường hợp thứ hai đó là một trang web chỉ yêu cầu người dùng hoàn thành một biểu mẫu, phiếu khảo sát ngắn.

Những trường hợp trên, người dùng cũng sẽ thoát ra ngay với 1 trang web.

Vậy để xác định được tỷ lệ thoát phiên có phải là hoàn toàn xấu hay không, bạn cần xem thêm hai chỉ số khác time onpage – thời gian người dùng dành cho trang web đó và thời lượng phiên trung bình trong Google Analytics.

Nếu người dùng dành vài phút trên trang thì đó sẽ là tín hiệu tích cực. Google sẽ hiểu rằng nội dung trang đó có liên quan đến truy vấn của người dùng, do vậy họ dành nhiều thời gian để đọc bài viết.

Nếu người dùng dành ít hơn 1 phút trên trang thì có thể trường hợp là trang landing page được tối ưu hoá để người dụng chuyển đổi CTA. 

Còn nếu là bài viết tin tức thì đó là tín hiệu xấu. Bạn cần xem lại nội dung trên đó và tối ưu lại để phù hợp với nhu cầu tìm kiếm với truy vấn.

3. Một số trang web có tỷ lệ thoát cao khiến Bounce rate chung bị tăng lên

Như đã đề cập ở phần trên, tỷ lệ thoát chung là tổng hợp của tất cả các trang web con trên 1 website.

Có thể một vài trang web có đóng góp chênh lệch vào tỷ lệ thoát phiên chung.

Google hoàn toàn có thể nhận biết được sự khác biệt này.

Vì vậy, nếu trên website của bạn có các landing page với mục đích chuyển đối CTA và được tối ưu tốt nên người dùng có thể thoát ra nhanh chóng sau khi thực hiện thao tác. Nhưng những trang tin tức, bài viết với nội dung dài hơn mà có tỷ lệ thoát thấp thì bạn không cần lo lắng.

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định liệu tỷ lệ thoát chung có phải bị ảnh hưởng bởi các trang tin tức, bài viết có nội dung không hiệu quả và khiến người dùng thoát ra hay không.

Mở Google Analytics >> Hành vi >> Nội dung trang web >> Tất cả các trang >> Sắp xếp theo tỷ lệ thoát.

Bằng cách này, bạn sẽ xác định được những trang có tỷ lệ thoát cao nhất và tìm nguyên nhân hay lý do.

4. Thẻ tiêu đề không phù hợp hoặc thẻ mô tả không phù hợp với nội dung

Hãy đặt ra câu hỏi: Liệu nội dung trên trang của bạn có phù hợp/khớp với nội dung trên thẻ tiêu đề hay thẻ mô tả không?

Nếu không thì người dùng khi truy cập vào đường link sẽ thấy rằng nội dung của bạn chẳng liên quan gì đến nhu cầu mà họ muốn tìm được tóm tắt trên tiêu đề đó. Và vì vậy, người dùng sẽ thoát ra ngay lập tức.

Cho dù bạn đang vô tình hay cố tình spam nội dung bằng và chỉ tối ưu từ khoá đó trên tiêu đề và thẻ mô tả thì nó cũng thật tồi tệ.

May mắn thay, vấn đề này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách xem lại và cải thiện nội dung trong bài viết cho phù hợp với tiêu đề để giải quyết các truy vấn tìm kiếm mà bạn thực sự muốn khách hàng truy cập.

5. Trang trống hoặc lỗi kỹ thuật

Nếu bạn thấy rằng tỷ lệ thoát của một trang là cực cao và thời gian ở lại trên trang chỉ một vài giây thì khả năng trang của bạn đã bị lỗi kỹ thuật hoặc trang trống (trả về kết quả lỗi 404) không có nội dung.

Lúc này bạn cần kiểm tra trang của bạn trên các trình duyệt và đa số người dùng sử dụng như Chrome, Safari,.. trên các thiết bị khác nhau như: Desktop, mobile, tablet để xác định xem liệu có phải trang bị lỗi do không tương thích trên nền tảng hay không và khắc phục.

Bạn cũng có thể kiểm tra trên Google search console, vào mục “Độ bao phủ” – Coverage để tìm hiểu lõi mà Google xác nhận và sau đó chọn khắc phục.

6. Liên kết xấu từ các trang web khác

Có thể bạn tối ưu mọi thứ trên bài viết và website của bạn một cách hoàn hảo để bounce rate có thể thấp nhất kể cả từ organic traffic hay paid traffic. Nhưng người dùng từ nguồn referral vẫn khiến tỷ lệ thoát trên trang đó cao.

Vậy nguyên nhân sẽ đến từ website dẫn link về trang của bạn (backlink).

Có thể do backlink về trang của bạn không đúng ngữ cảnh gây hiểu nhầm về nội dung hoặc do anchor text đặt sai.

Có thể do người xuất bản bài viết có chưa backlink không cẩn thận hoặc vô tình copy phần văn bản có chưa link mà không chỉnh sửa.

Trường hợp xấu nhất là do đối thủ hoặc một người nào đó cố tình chơi xấu bạn bằng các liên kết trỏ về không liên quan hoặc thậm chí là backlink từ những web đen,…

Bạn có thể liên hệ tác giả chỉnh sửa lại trong trường hợp họ vô ý làm sai. Còn đối với trường hợp bị chơi xấu thì cách tốt nhất là bạn gửi tệp từ chối trên Google Search console.

7. Trang đích liên kết (affiliate) hoặc website có 1 trang

Nếu bạn làm affiliate trên blog của mình, thì chắc hẳn mục đích cuối cùng sẽ là điều hướng người dùng nhấn vào link out để chuyển tới trang bán hàng mà bạn hợp tác.

Trong trường hợp này, tỷ lệ thoát cao sẽ là phù hợp và đúng với mục đích của bài viết.

Một trường hợp tương tự là website chỉ có 1 trang web, đó là các landing page. Ví dụ như những landing page để download ebook, báo giá hoặc đăng ký khoá học,…

Đối với những website hình thức như trên thì tỷ lệ thoát rất cao do người dùng không còn lựa chọn nào khác.

Hãy chú ý rằng, Google đều biết rõ mục đích của một trang web. Nếu trang đó phục vụ tốt mục đích của người dùng mặc dù truy vấn được trả lại trong thời gian ngắn.

8. Chất lượng thấp hoặc nội dung được tối ưu hoá

Người truy cập nhanh chóng trả lại truy vấn từ trang web của bạn đơn giản bởi vì nội dung kém chất lượng.

Trường hợp này cũng khá phổ biến, bởi ngày càng nhiều website xuất hiện, những người xuất bản nội dung có thể không phải là chuyên gia hoặc có hiểu biết về vấn đề hoặc về nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

  • Nội dung kém chất lượng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:
  • Nội dung không đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Nội dung không được trình bày đẹp mắt (đoạn quá dài, cầu quá dài,…)
  • Sai chính tả
  • Hình ảnh xấu mặc dù nội dung tốt

Vấn đề này liên quan đến khả năng của những content web. Chính vì vậy bạn cần tìm một content web thực sự tốt nếu cả website của bạn đều gặp phải vấn đề này.

Hoặc nếu chỉ bị ở một số bài thì bạn nên vào từng bài một và tối ưu lại nội dung sao cho phù hợp.

9. Trải nghiệm trang web tồi

Một trang web mà khi vừa truy cập vào bạn gặp ngày hàng loạt những pop-up, form đăng ký, banner quảng cáo nhấp nháy xuất hiện trên trang web thì liệu bạn có tiếp tục đọc tiếp nội dung hay kiên nhẫn kéo đến cuối hay không?

Việc làm dụng quá nhiều những yếu tố như trên khiến cho người dùng dễ cảm thấy bị gián đoạn và bực mình.

Yếu tố chuyển đổi là cần thiết cho nội dung nhưng cần kết hợp nó một cách hài hoà.

Trường hợp một website khó sử dụng, giao diện không thân thiện cũng khiến cho trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng xấu rất nhiều.

Khi bạn muốn tìm một mục nào đó trên website mà phải mất nhiều thời gian để lần mò thì chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán và thoát ra khỏi trang web.

Còn nhiều vấn đề khác về trải nghiệm trên website mà bạn cần lưu ý nếu muốn giảm tối đa bounce rate.

10. Trang không thân thiện với thiết bị di động

Mặc dù chúng ta biết rằng website thân thiện với di động là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là trong thời kỳ mà các thiết bị di động đặc biệt là smartphone đang lên ngôi.

Nhưng thực tế, theo một khảo sát đầu năm 2018, có đến ¼ số website hàng đầu không thân thiện với thiết bị di động.

Có còn chưa kể đến hàng trăm nhìn website khác có ít hoặc chưa có tên tuổi.

Ở Việt Nam, có lẽ những website thực sự đạt chuẩn mobile-friendly cũng không nhiều.

Các trang web không được tối ưu trên thiết bị di động thường trông không đẹp trên mobile và tốc độ tải trang cũng chậm hơn trên thiết bị này.

Đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao.

Ngay cả khi website của bạn đã được thiết kế responsive (co dãn nội dung) với bạn mobile thì thực tế rằng trang web khi đọc trên smartphone cũng chưa được thân thiện.

Ví dụ khi nội dung tương thích với smartphone, nó sẽ bị ép cho vừa kích thường màn hình nhỏ. Chính vì vậy dọng thông tin quan trọng có thể bị đẩy xuống dưới, và người dùng có thể phải cuộn trang vài lần mới thấy được.

Bầy giờ nếu một trang web của bạn có tỷ lệ thoát phiên cao mà không gặp vấn đề gì về nội dung, onpage,… thì bạn hãy nghĩ ngay đến việc truy cập nội dung đó bằng thiết bị di động và quan sát trải nghiệm trên đó.

Bạn cũng có thể xác định được mức độ thân thiện với di động của trang web bằng cách test trên công cụ kiểm tra web miễn phí của Google là Test My Site Tool.

5 lời khuyên quan trọng giúp bạn giảm tỷ lệ thoát trang

Bất kể bạn gặp phải vấn đề gì khiên bounce rate trên trang của bạn cao, 5 phương pháp tóm tắt thực tiễn dưới đây là cách khắc phục tốt nhất.

1. Hãy chắc chắn rằng nội dung của bạn thực sự phù hợp với tiêu đề và mô tả

Tiêu đề và thẻ mô tả bài viết giống như quảng cáo. Những gì bạn quảng cáo trên Google phải đúng với nội dung mà bạn thể hiện bên trọng.

Đừng đặt tiêu đề là “10 nguyên nhân cụ thể khiến bounce rate cao” trong khi nội dung của bạn chỉ tổng hợp 3 nguyên nhân chính dẫn đến bounce rate cao.

Ngoài ra tối ưu nội dung trong bài viết cũng sẽ khiến trải nghiệm tốt hơn:

  • Bố trí nội dung với những khoảng trắng
  • Thêm hình ảnh minh hoạ phù hợp
  • Sử dụng câu ngắn
  • Kiểm tra chính tả của nội dung

2. Hãy để những thông tin quan trọng lên đầu tiên

Đôi khi, nội dung của bạn có thể phù hợp với những gì người dùng tìm kiếm, nhưng người dùng lại không thấy những thông tin cần thiết xuất hiện đầu tiên.

Những thông tin xuất hiện đầu tiên trong mắt người dùng khi truy cập vào một trang web có tác động rất lớn đến việc giữ chân họ ở lại trang web.

Vì vậy, một đoạn văn hấp dẫn người độc ngay khi truy cập vào trang hay một Heading hấp dẫn người đọc sẽ đóng vai trò quan trọng.

Còn đối với trang thương mại điện tử thì hình ảnh sản phẩm bắt mắt sẽ đóng vai trò quyết định.

3. Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang đóng 1 vài trò ngày càng quan trọng trong SEO hiện nay.

Người dùng ngày càng thiếu kiên nhẫn. Chính vì vậy đảm bảo website của bạn load nhanh trong suốt thời gian hoạt động là nhiệm vụ không được phép bỏ qua trong bất cứ giai đoạn nào.

Có nhiều cách để tăng tốc khả năng tải trang cho website như:

  • Dùng phiên bản AMP
  • Nén ảnh để giảm dung lượng
  • Xoá bỏ những plugin tốn dung lượng mà không cần thiết
  • Xoá bỏ những CSS không cần thiết cho website,…

4. Giảm thiểu các yếu tố không cần thiết

Đừng khiến người dùng của bạn cảm thấy ức chế bằng hàng loạt các pop-up, quảng cáo hiện lên mà họ không quan tâm.

Lạm dụng yếu tố visual dễ khiến khách hàng của bạn rời khỏi trang nhanh chóng sau khi truy cập.

Hãy đặt ra câu hỏi CTA nào là quan trọng nhất?

Hãy làm nổi bật nó một cách hấp dẫn. Tất cả những thứ còn lại bạn có thể đưa vào sidebar hoặc footer một cách gọn gàng.

5. Giúp người dùng tìm thông tin họ muốn thất nhanh hơn

Bạn muốn khuyến khích người dùng đọc thêm những trang web khác trên website của bạn?

Vậy thì hãy làm cho website đó dễ khám phá và tìm kiếm.

Menu điều hướng, bộ lộ, ô tìm kiếm, mục lục bài viết, link nội bộ đặt ngay trong bài viết,… đều là những các giúp người truy cập dễ dàng chuyển trang khi đã đọc những nội dung trong trang web đầu tiên.

Việc điều hướng đó không những làm bounce rate giảm mà còn tăng time onsite lên gấp nhiều lần.

Trung bình click-depth tối ưu khoảng 4 lần-nghĩa là người dùng đa số sẽ có thể chuyển trang 4 lần trong một phiên truy cập.

Kết luận

Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn một góc nhìn tổng quát nhất về tỷ lệ thoát – bounce rate của website và có giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề này.


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    Những nguyên nhân website của bạn mãi không xuất hiện trên Google

    Những nguyên nhân website của bạn mãi không xuất hiện trên Google

    Những nguyên nhân website của bạn không có trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google, xác định nguyên...

    Đọc nhiều nhất
    Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

    Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

    Google không index bài viết hoặc index bài viết rất chậm thì chúng ta phải làm sao? Nguyên nhân và bí quyết...

    Thẻ Meta Keywords là gì? Meta Keywords trong SEO còn hiệu quả không?

    Thẻ Meta Keywords là gì? Meta Keywords trong SEO còn hiệu quả không?

    Thẻ meta keywords là gì? Google còn sử dụng meta keywords làm yếu tố xếp hạng website trên kết quả tìm...

    Bounce rate là gì? Nguyên nhân website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao

    Bounce rate là gì? Nguyên nhân website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao

    Tỷ lệ thoát là một trong những thông số đo lường trích xuất từ Google Analytics. Nó thể hiện tỷ lệ...

    Những nguyên nhân website của bạn mãi không xuất hiện trên Google

    Những nguyên nhân website của bạn mãi không xuất hiện trên Google

    Những nguyên nhân website của bạn không có trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google, xác định nguyên...

    Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics cho Website

    Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics cho Website

    Công cụ Google Analytics là gì? Những lợi ích mà Google Analytics đem đến cho website của bạn và hướng...

    Cấu Trúc Silo Là Gì? Hỏi đáp A - Z về cấu trúc Silo trong SEO

    Cấu Trúc Silo Là Gì? Hỏi đáp A - Z về cấu trúc Silo trong SEO

    Cấu trúc Silo trong seo là gì? Vai trò của Silo trong quá trình hoạt động của website? Cách tạo cấu trúc...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.