4P trong marketing là gì? Phân tích 4P trong marketing
Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhiều sản phẩm mới ra đời bên cạnh những sản phẩm cũ đã tồn tại trước đó. Nếu không có chiến lược marketing cụ thể và phù hợp thì sản phẩm sẽ dễ bị tồn kho và giảm tỷ lệ chuyển đổi doanh thu. Trong đó, chiến lược 4P trong marketing là chiến lược marketing cơ bản và đã mang đến nhiều thành công trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Vậy 4P trong marketing là gì, cùng Admarket tham khảo ngay bài viết này nhé!
1. 4P trong marketing là gì?
4P trong marketing là mô hình quảng cáo cơ bản với các yếu tố như: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). 4P còn được gọi là marketing mix nghĩa là marketing hỗn hợp. Nếu áp dụng thành công chiến lược 4P trong marketing sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn.
Product
Sản phẩm bạn sẽ bán là gì? Để trả lời được câu hỏi này, bạn hiểu tìm hiểu kỹ về nhu cầu khách hàng tiềm năng từ đó điều chỉnh sản phẩm hay dịch vụ cho thích hợp với nhu cầu người sử dụng. Càng đáp ứng tốt nhu cầu người dùng, bạn sẽ bán được rất nhiều sản phẩm, bởi họ có thể sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân xung quanh hoặc quay trở lại trải nghiệm sản phẩm bên bạn một lần nữa.
Một số điểm quan trọng cần xem xét khi thiết kế sản phẩm bao gồm:
- Dựa vào nhu cầu khách hàng, bạn sẽ sản xuất hàng loạt hoặc theo đơn đặt hàng.
- Sản phẩm của bạn có thể là hàng tiện dụng, mua sắm, hàng đặt biệt hay thụ động.
- Sản phẩm đã có mặt trên thị trường hay sản phẩm mới hoàn toàn. Nếu là sản phẩm đã có sẵn thì bạn cần thể hiện những điểm nổi bật vượt trội về sản phẩm của mình. Còn sản phẩm mới thì cần thuyết phục khách hàng cần và tạo ra nhu cầu cho sản phẩm
- Trước khi sản xuất ra thị trường, bạn cần kiểm tra kỹ sản phẩm. Chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể làm người dùng cảm thấy không hài lòng và giảm doanh thu.
Price
Price chính là chi phí bán sản phẩm, nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm bán được, bởi giá thấp có thể làm người dùng nghĩ sản phẩm kém lượng hoặc bạn sẽ mang về ít lợi nhuận hơn. Còn giá quá cao, khách hàng sẽ mua ít hơn hoặc mua với số lượng thấp. Để xác định giá phù hợp với sản phẩm, bạn cần xem xét các yếu tố như sau:
- Chi phí sản phẩm bao gồm cả chi phí cố định và biến đổi.
- Xem xét giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn.
Nếu biết rõ các yếu tố trên sẽ giúp bạn xác định được lợi nhuận thu về từ hàng hóa và dịch vụ. Biết các yếu tố trên sẽ giúp bạn xác định lợi nhuận thu về từ hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn. Đồng thời, để cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ khác trên thị trường và định giá sản phẩm phù hợp, bạn hãy trả lời những câu hỏi như sau:
- Xác định giá trị của sản phẩm và dịch vụ cung cấp đến khách hàng.
- Có cần giảm giá cho phân khúc khách hàng cụ thể.
- Giá cả sản phẩm và dịch vụ có cao hay thấp hơn so với đối thủ.
- Áp dụng nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt, trả thẻ, thanh toán qua phần mềm,...
Place
Bạn sẽ bán sản phẩm của mình ở đâu để khách hàng có thể mua và sử dụng. Bạn bán sản phẩm trực tiếp hay phân phối đến các đại lý hoặc những người nào sẽ thay bạn bán nó. Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán nó qua Internet hay trực tiếp tại cửa hàng. Địa điểm bán hàng trực tiếp cần thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng. Một hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và gia tăng thị phần của mình.
Promotion
Promotion là hình thức quảng cáo sản phẩm đến khách hàng, có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của cả doanh nghiệp. Trước khi khách hàng mua sản phẩm bạn, chắc chắn họ phải biết về sản phẩm của bạn, tin tưởng rằng sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Chính vì thế, chữ P cuối cùng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng các công cụ dưới đây để quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng, giúp đạt hiệu quả kinh doanh cao:
- Bán hàng cá nhân
- Xúc tiến bán
- Marketing tương tác
- Marketing trực tiếp
- Quảng cáo
- Quan hệ công chúng
2. Ý nghĩa của chiến lược 4P trong marketing
Chiến lược 4P trong marketing mang đến nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp như:
- Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng: Để chiến lược 4P trong marketing đạt hiệu quả cao yêu cầu bạn phải nghiên cứu kỹ về thị trường, nhu cầu khách hàng. Chính điều này đã giúp bạn tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu và đạt chất lượng cao.
- Nâng cao giá trị thương hiệu: Khi áp dụng chiến lược này, sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ trở nên phổ biến hơn trên thị trường, duy trì mối quan hệ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Đồng thời, điều này còn nâng cao và khẳng định giá trị thương hiệu, giúp hoạt động kinh doanh thuận tiện và tăng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có sự canh tranh, nên yêu cầu các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo và cung cấp những sản phẩm giá trị.
- Nâng cao lợi ích đến khách hàng: Người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm cũng như giá bán, thuận tiện hơn khi mua hàng và tiếp thu những thông tin bổ ích nhờ áp dụng 4P trong marketing.
3. Ưu nhược điểm của 4P trong Marketing
Ưu điểm
- Dễ dàng tương tác với khách hàng
- Dễ dàng đo lường các thông số
- Tiếp cận công chúng mục tiêu dễ dàng hơn
Nhược điểm
- Dễ tạo cảm giác phiền nhiễu cho công chúng
- Dễ bị bỏ qua
- Mức độ cạnh tranh khốc liệt
Xem thêm:
- 9 xu hướng marketing năm 2023 doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
- Phương tiện truyền thông là gì? Lợi ích và các phương tiện truyền thông phổ biến
- Innovation là gì? Tại sao cần innovation trong kinh doanh?
- Marketer là gì? Làm sao để trở thành Marketer chuyên nghiệp?
- Marketing tổng thể là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing tổng thể chi tiết
Trên đây là bài viết về 4P trong marketing là gì và phân tích 4P trong marketing. Hy vọng sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích và cần thiết. Mong rằng những bài viết sau của Admarket sẽ nhận được sự đón nhận từ bạn nhé!
Các chiến lược Marketing Mix cần thiết cho kinh doanh
Doanh nghiệp muốn đạt được thành công trong các kế hoạch tiếp thị, giới thiệu, quảng bá sản phẩm...
Loyalty là gì? Tại sao Loyalty lại quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp
Bạn muốn gia tăng sự uy tín và khẳng định thương hiệu thì chỉ cần tập trung vào chất lượng sản...
Marketing tổng thể là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing tổng thể chi tiết
Thị trường kinh doanh ngày càng khó khăn, yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng đa dạng các chiến lược...
Buzz Marketing là gì? Làm thế nào để tạo Buzz Marketing?
Buzz Marketing là một trong những chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang đến thành...
Mô hình SMART là gì? Tại sao mô hình SMART lại cần thiết trong kinh doanh
Mô hình Smart ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng để xác định các mục tiêu của tổ chức và...
Growth Hacking là gì? Một số ví dụ Growth Hacking nổi tiếng
Growth hacking là một thuật ngữ bao trùm cho các chiến lược chỉ tập trung vào tăng trưởng. Nó thường...
Quy trình đưa một sản phẩm mới ra thị trường với 10 bước cơ bản
Dưới đây là 10 bước để giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường mà chúng tôi giới thiệu đến...
Học và làm marketing có khó không?
Nghề Marketing: Dễ hay khó? Muốn học và làm trong ngành marketing, bạn cần phải hiểu rõ marketing làm những...
Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh
Là một người làm kinh doanh thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ:“ Thiên thời, địa lợi,...
Chi phí chuyển đổi là gì? Có những loại chi phí chuyển đổi nào?
Chi phí chuyển đổi (Switching Costs) là chi phí xuất hiện một lần khi khách hàng muốn chuyển đổi việc...
SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại
SPIN selling là gì? Tại sao nó lại hiệu quả? Quy trình bán hàng SPIN, các bước thực hành công cụ hỗ...
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa của mô hình SWOT để lập chiến lược kinh doanh
Ứng dụng ngay mô hình SWOT để lên một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện một...
Bài xem nhiều
Bài viết mới