Học và làm marketing có khó không?
Nhiều bạn trẻ yêu thích Marketing nhưng không biết học và làm ngành này có khó không? Trước khi tìm hiểu học và làm marketing dễ hay khó? Bạn phải hiểu rõ ngành marketing là gì, ra trường làm gì và marketing phù hợp với những ai và những kiến thức và kỹ năng căn bản cần trang bị cho bản thân? Trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi tham gia vào ngành marketing. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó.
- Cập nhật 10 Xu hướng Marketing 2020 không thể bỏ lỡ
- Affiliate Marketing là gì? Affiliate Marketing cho người mới
- Làm Digital Marketing là làm những công việc gì ?
1. Nên hiểu kiến thức căn bản về ngành Marketing
Muốn biết học marketing có khó không, trước tiên điều bạn nên làm là tìm hiểu khái quát về ngành marketing. Thực chất, đây là một trong những hình thức kinh doanh không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Ngành này bao gồm rất nhiều hoạt động hướng đến khách hàng và phục vụ mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là cầu nối duy nhất và bền vững nhất để kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu của mình.
Cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về ngành Marketing trước khi quyết định dấn thân
Để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bắt buộc bạn phải trang bị được cho mình những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn chuyên nghiệp. Trong những kỹ năng cần có đó, kỹ năng phân tích thị trường, khách hàng là kỹ năng đầu tiên và cũng quan trọng nhất quá trình làm chiến lược marketing.
Để làm việc trong ngành, bạn phải là người năng động, sáng tạo. Marketing không phù hợp cho những người chỉ muốn ngồi một chỗ bởi đặc trưng của ngành này yêu câu bạn phải khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu người dùng để tiêu thụ sản phẩm.
2. Học marketing có khó không?
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực marketing thì nghề này còn khá mới, xuất hiện ở nước ta khoảng chục năm. Điều này khiến các marketer chuyên nghiệp cho rằng, làm marketing ở Việt Nam không hề đơn giản và đầy rẫy chông gai, thử thách.
Hiện nay, giáo trình ngành này chưa hoàn thiện, được cập nhật hàng ngày nhưng vẫn nặng về lý thuyết. Để theo học ngành này, mỗi cá nhân phải có sự tư duy và biết chọn lọc thông tin. Cũng bởi vậy, người làm Marketing thường gặp áp lực từ nhiều phía.
Học marketing khó hay dễ tuỳ thuộc vào sở tích, và năng lực mỗi người
Học marketing khó hay dễ tùy thuộc vào sự đam mê, quyết tâm và năng lực của mỗi người. Nếu yêu thích nó, bạn đừng ngại ngần thử sức trong lĩnh vực thú vị này. Niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong học tập và công việc. Tuy khó khăn, nhưng đây cũng là nghề thú vị và đáng để cho bạn thử.
3. Làm sao để học marketing dễ dàng?
Bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn và lợi thế riêng, Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Để học được ngành marketing dễ dàng hơn, bạn hãy tham gia học tập tại các trường đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Bởi tại đó, bạn mới có thể được giúp đỡ trong quá trình tiếp cận kiến thức, thực hành với sản phẩm của mình, như vậy, bạn sẽ cảm thấy việc học và theo nghề marketing nhẹ nhàng hơn.
Đăng ký học marketing online cho người mới tại đây
4. Làm sao để làm tốt trong ngành marketing?
Trên con đường theo đuổi ngành marketing, nếu trong tay chỉ những kiến thức lý thuyết cơ bản học được từ trươn cộng với một ít trải nghiệm làm nghề thì chưa bao giờ là đủ. Dịch chuyển liên tục theo sự biến động của thị trường và sự phát triển của công nghệ, kiến thức ngành marketing cũng luôn liên tục được làm mới và bổ sung. Việc học marketing là một chặng đường dài không có điểm dừng. Nếu bạn dừng việc học lại đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị tụt hậu.Trước hết đừng đứng yên tại chỗ! Song hành với làm, đừng quên rằng bạn phải liên tục bổ xung kiến thức ngành.
Song hành với làm, đừng quên rằng bạn phải liên tục bổ xung kiến thức ngành.
Đừng lặp đi lặp lại các công việc mà bạn đã thành thục, hãy chủ động tạo ra những thử thách mới cho công việc hằng ngày của mình.
Đừng đơn thuần chỉ là làm marketing, hãy tìm hiểu sự vận hành của một doanh nghiệp, từ sản xuất đến phân phối, quảng bá, bán hàng, thương hiệu, chiến lược, tài chính, R&D…, hiểu cách mà doanh nghiệp làm ra lợi nhuận. Đừng đơn thuần chỉ là tìm hiểu khách hàng qua số liệu, hãy khám phá để am hiểu đối tượng mà mình đang hướng tới, hiểu họ là ai, họ muốn gì, họ yêu gì, ghét gì, sự thay đổi thói quen mua sắm của họ,... để kịp thời phát hiện và cập nhật những insight mới cho hoạt động marketing.
Ngoài những yếu tố nội bộ và liên quan trực tiếp tới công việc như trên, hãy mở rộng phạm vi tìm hiểu những yếu tố gián tiếp và bên ngoài, đó là những yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường), những tác động của môi trường vi mô (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các tổ chức ảnh hưởng…). Kiến thức nền của bạn gia tăng, đồng nghĩa với việc bạn có nhiều chất liệu để sáng tạo, tư duy và hoạch định các chiến lược marketing sau này.
Tập hợp những cuốn sách gối đầu giường của dân Marketing, chỉ cần google cụm từ đó và chọn lọc, bạn sẽ tìm thấy cho mình những đầu sách phù hợp. Hầu hết các cuốn sách đó đều được dịch từ nước ngoài. Nếu được, hãy cố gắng tìm đọc phiên bản gốc bằng tiếng Anh. Đó là cách tốt nhất để bạn có thể làm giàu nền tảng kiến thức của mình.
Làm nghề marketing cũng như làm bất cứ nghề nào khác, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu có một người hướng dẫn, chỉ dạy. Có trình độ cao hơn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, họ là người có thể giải thích cho bạn những điều bạn chưa hiểu, uốn nắn những cái sai lệch, đưa ra lời khuyên giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại..
Họ có thể chính là sếp, là cấp trên của bạn.
Ho cũng có thể là những đàn anh, đàn chị trong nghề mà bạn "follow" trên các mạng xã hội. Nếu bạn "follow" đúng người, những giá trị bạn nhận được sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn tiến xa trong ngành.
Còn để cập nhật những kiến thức mới nhất và gần gũi nhất với thị trường trong nước nhất? Đừng quên thường xuyên ghé thăm Admarket.vn để có những bài viết bổ ích liên quan về ngành marketing. Nếu bạn đang lạc lối, chưa có cái nhìn tổng quan và sự thấu hiểu về thị trường, đây cũng sẽ là một gợi ý hay để bạn tham khảo.
Xem thêm: Khoá học quảng cáo Facebook thực chiến đỉnh cao từ A - Z
5. Tạm kết
Xin được nhắc lại rằng, học nghề marketing hay bất cứ ngành nghề nào, bạn cần có một kiến thức nền tảng chuyên môn nhất định, được đào tạo qua trường lớp mới đủ kiến thức căn bản để bắt đầu con đường nghề nghiệp. Với Marketing, để học và bước chân vào ngành không khó, thậm chí phần lớn thông tin tuyển dụng hiện nay còn không yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Nhưng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực và trụ được trong ngành Marketing luôn thay đổi và dịch chuyển không ngừng này, muốn bật lên, cách duy nhất chính là đừng đứng yên tại chỗ. Liên tục làm mới bản thân, cả về kiến thức, kĩ năng lẫn tư duy và cảm nhận. Một khi giữ cho mình được thói quen chuyển động không ngừng, bạn sẽ đi lên chứ không chỉ còn đi ngang!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa của mô hình SWOT để lập chiến lược kinh doanh
Ứng dụng ngay mô hình SWOT để lên một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện một...
Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất
Trong kinh doanh, bạn sẽ gặp và phải đối mặt rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau và không phải khách...
B2B là gì? Sự khác nhau giữa mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?
B2B và B2C là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ về một mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi B2C là...
SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại
SPIN selling là gì? Tại sao nó lại hiệu quả? Quy trình bán hàng SPIN, các bước thực hành công cụ hỗ...
Thành công với kinh doanh dịch vụ trên thị trường quốc tế tại sao không?
Ecommerce Việt Nam - Thành công với kinh doanh dịch vụ trên thị trường quốc tế tại sao không? Hành trình...
Affiliate Marketing là gì? Affiliate Marketing cho người mới
Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn cách kiếm tiền từ Affiliate Marketing cho người mới, chia sẻ cách làm...
Quy trình đưa một sản phẩm mới ra thị trường với 10 bước cơ bản
Dưới đây là 10 bước để giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường mà chúng tôi giới thiệu đến...
Học và làm marketing có khó không?
Nghề Marketing: Dễ hay khó? Muốn học và làm trong ngành marketing, bạn cần phải hiểu rõ marketing làm những...
Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh
Là một người làm kinh doanh thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ:“ Thiên thời, địa lợi,...
Chi phí chuyển đổi là gì? Có những loại chi phí chuyển đổi nào?
Chi phí chuyển đổi (Switching Costs) là chi phí xuất hiện một lần khi khách hàng muốn chuyển đổi việc...
SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại
SPIN selling là gì? Tại sao nó lại hiệu quả? Quy trình bán hàng SPIN, các bước thực hành công cụ hỗ...
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa của mô hình SWOT để lập chiến lược kinh doanh
Ứng dụng ngay mô hình SWOT để lên một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện một...
Bài xem nhiều
Bài viết mới