Portfolio là gì? 8+ gợi ý để có một bản Portfolio ấn tượng!

Nếu bạn là dân thiết kế thì cách duy nhất để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực thật sự của bản thân là gửi cho họ một bản portfolio thật ấn tượng. Ngoài việc phản ánh năng lực của bạn, portfolio còn cho mọi người thấy khả năng sáng tạo cũng như chất riêng trong con người bạn nữa.

Vậy portfolio là gì? Cần trình bày những gì trong portfolio? Làm thế nào để có một bản portfolio thật ấn tượng? Cùng tìm hiểu nhé!

Portfolio là gì?

Nói một chút về nguồn gốc của từ “portfolio” thì đây là một danh từ tiếng Pháp, được ghép giữa “porte” và “folio”. Trong đó “porte” là mang theo, còn “folio” là một trang báo. 

Như vậy, hiểu một cách nôm na thì portfolio giống như một triển lãm thu nhỏ, nơi tổng hợp các dự án và sản phẩm nổi bật mà bạn đã làm được trong quá khứ. 

Thông qua những gì bạn thể hiện trong portfolio, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về kỹ năng cũng như tay nghề của bạn.

Portfolio là gì?
Portfolio là gì?

Những nội dung có trong Portfolio

Trước khi tìm hiểu xem nên làm thế nào để có một portfolio ấn tượng thì bạn cần nắm được portfolio gồm những nội dung cơ bản nào trước đã. 

Theo các chuyên gia tuyển dụng, một bản portfolio chuyên nghiệp cần có 3 phần chính: phần giới thiệu, phần sản phẩm và phần nhận xét. Hãy đọc kỹ nội dung từng phần và ghi chép lại để khỏi quên bạn nhé!

1. Giới thiệu

Bạn có thể thiết kế phần giới thiệu nằm ngay ở phần đầu tiên hoặc phần cuối cùng của portfolio, hoặc là tạo hẳn danh mục ABOUT ME với dạng website. 

Trong phần này, hãy thể hiện những thông tin cơ bản nhất về bạn, không cần trình bày quá chi tiết bởi thứ mà người xem muốn xem nhất trong portfolio là tác phẩm chứ không phải thông tin cá nhân. 

Phần giới thiệu ít nhất phải có 4 nội dung sau:

  • Tên;

  • Ảnh chân dung nhưng không bắt buộc phải là ảnh thẻ, chỉ cần nhìn rõ mặt là được;

  • Số năm kinh nghiệm + Chuyên môn (lĩnh vực hoạt động);

  • Thông tin liên hệ (SĐT, email, LinkedIn,...): Nếu nhà tuyển dụng ưng ý với portfolio nhưng lại không biết liên hệ với bạn bằng cách nào thì coi như công sức thiết kế portfolio bấy lâu nay của bạn đều trở thành công cốc. Vì vậy, bạn nhất định không được quên đặt thông tin liên hệ ở những vị trí dễ thấy nhé.

 Phần giới thiệu trên portfolio của Safatul Islam Aly
Phần giới thiệu trên portfolio của Safatul Islam Aly

Nếu muốn portfolio của mình trông chuyên nghiệp hơn, bạn có thể trình bày thêm những phần nhỏ dưới đây, tất nhiên là không có thì cũng chẳng sao cả:

  • Thông tin quyền sở hữu: Riêng đối với các tác phẩm nghệ thuật thì thông tin quyền sở hữu là rất quan trọng, vì những tác phẩm càng đẹp thì lại càng dễ bị ăn cắp chất xám. Có người thì “bê” nguyên ý tưởng của bạn vào thiết kế của mình, có người thì ăn cắp trắng trợn hơn bằng cách sao chép thiết kế. Vì vậy, hãy ghi rõ trong portfolio rằng đây là các tác phẩm của bạn, chúng chỉ thuộc quyền sở hữu của bạn và những đơn vị mà bạn từng hợp tác. Không ai có quyền sao chép mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu;

  • Phương châm sống và làm việc; 

  • Mục tiêu nghề nghiệp;

  • Giải thưởng (nếu có).

2. Các sản phẩm tiêu biểu

“Tốt khoe xấu che” - đừng bao giờ nghĩ rằng đưa càng nhiều sản phẩm vào portfolio càng tốt, vì không phải dự án nào bạn cũng đều làm tốt. 

Giả sử trong số 10 sản phẩm bạn đưa ra không may có một sản phẩm kém chất lượng, nhà tuyển dụng chưa chắc đã quan tâm 9 sản phẩm còn lại bạn làm tốt đến đâu, họ có thể sẽ dùng chính sản phẩm kém chất lượng đó làm nguyên nhân để từ chối bạn. Nếu như bạn từng gặp phải trường hợp tương tự như vậy, đừng vội trách nhà tuyển dụng, hãy lấy đó làm kinh nghiệm để lần sau thiết kế portfolio chuyên nghiệp hơn bạn nhé.

Tuy nhiên, nếu vì nguyên nhân này mà portfolio của bạn trông sơ sài chẳng khác nào tờ giấy trắng thì nó cũng không được thuyết phục cho lắm. 

Vì vậy hãy chọn những sản phẩm tiêu biểu mà bạn thấy ưng ý nhất để đăng tải lên portfolio. Trong trường hợp bạn chưa có ấn phẩm thiết kế chuyên nghiệp, hãy khéo léo chọn ra 3-5 ấn phẩm xuất sắc nhất trong số những bài tập cá nhân mà thầy (cô) yêu cầu thực hiện trên lớp. Và tất nhiên là những sản phẩm tốt nhất nên được trưng bày ở vị trí đặc biệt nhất.

 Sản phẩm tiêu biểu trên portfolio
Sản phẩm tiêu biểu trên portfolio

3. Lời nhận xét

Khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử, dù cho sản phẩm tốt đến mấy thì bạn vẫn phải xem feedback của những khách hàng trước đó rồi mới đưa ra quyết định mua phải không nào? Nhà tuyển dụng cũng thế! 

Bên cạnh những sản phẩm chất lượng, nếu như portfolio của bạn có thêm thư tiến cử từ giảng viên hoặc feedback từ phía khách hàng cũ mà bạn đã từng hợp tác thì độ uy tín và sự chuyên nghiệp của bạn sẽ được nâng lên gấp nhiều lần. 

Phân biệt Portfolio và CV

Thông thường chỉ những công việc liên quan đến nghệ thuật hoặc sáng tạo, chẳng hạn như nhiếp ảnh, quảng cáo, người mẫu, make-up, Web Designer, Graphic Designer hoặc Video Editor thì nhà tuyển dụng mới yêu cầu ứng viên nộp portfolio. Còn những công việc khác thì ứng viên chỉ cần nộp CV là được. 

 Phân biệt CV và portfolio
Phân biệt CV và portfolio

Vậy CV và Portfolio khác nhau ở điểm nào?

  • Về nội dung: CV gồm 6 nội dung chính là thông tin cá nhân, học vấn, mục tiêu sự nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa (nếu có). Trong khi đó, nội dung trong Portfolio lại chủ yếu tập trung vào những dự án, sản phẩm mà ứng viên đã thực hiện;

  • Về hình thức: Khi trình bày CV, ứng viên chỉ nên gói gọn thông tin trong 1-2 tờ A4 mà thôi (1 tờ là hợp lý nhất). Portfolio được trình bày dưới nhiều định dạng khác nhau, chẳng hạn như video, hình ảnh, trang web,...Mỗi định dạng sẽ có kích thước và khối lượng khác nhau, do đó độ dài trong portfolio là không giới hạn.

Để có một bản Portfolio ấn tượng

Bây giờ chúng ta sẽ đi đến bước cuối cùng là tối ưu hóa portfolio để nó trở nên ấn tượng và hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng! Cùng tham khảo nhé.

1. Lựa chọn sản phẩm đắt giá nhất

Như chúng tôi đã nói ở những phần trước, bạn không nên public tất cả những dự án mình từng làm, chỉ nên chọn những dự án khiến bạn thấy tự tin nhất để đưa lên portfolio mà thôi. 

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá cứng nhắc theo ý kiến chủ quan. Biết đâu sản phẩm mà bạn thấy nhạt nhòa do bạn đã xem chúng hàng ngàn lần lại được người xem đánh giá cao thì sao? Bởi vậy, trước khi quyết định xem nên chọn sản phẩm nào sẽ xuất hiện trong portfolio, hãy thử tham khảo ý kiến của một vài tiền bối xem sao. Họ có kinh nghiệm nhiều hơn nên có thể sẽ cho bạn một vài nhận xét mang tính xây dựng.

Nhưng nếu như ý kiến của họ không đồng nhất thì sao? Thế thì bạn cứ làm theo những gì mà bạn cho là đúng đắn thôi. Dẫu sao thì đây cũng là thành quả cá nhân mang đậm phong cách riêng của bạn, nên không cần lo nghĩ quá nhiều bạn nhé!

 Lựa chọn sản phẩm đắt giá cho portfolio
Lựa chọn sản phẩm đắt giá cho portfolio

2. Đa dạng portfolio

Giả sử bạn là một Make-up Artist, nếu như portfolio của bạn cho người xem thấy bạn có thể make-up theo nhiều tone khác nhau, từ tone nhẹ nhàng theo kiểu Hàn Quốc, tone sắc sảo theo kiểu Thái đến tone cá tính theo kiểu phương Tây,...Chắc chắn họ sẽ đánh giá cao năng lực và sự sáng tạo của bạn hơn là chỉ make-up một tone cố định. 

3. Số lượng dự án vừa đủ

Đối với người đã kinh nghiệm thì portfolio chỉ nên có khoảng 10-20 dự án, tất nhiên là càng đa dạng phong cách càng tốt. Số lượng như thế là vừa đủ, không quá sơ sài và cũng không quá dài dòng đến mức khiến người xem cảm thấy phí thời gian. 

Còn nếu số lượng dự án bạn tham gia chưa đạt đến con số đó thì cũng không sao cả. Hãy cứ tự tin vào bản thân mình và đưa dự án tốt nhất lên đầu portfolio. Nên nhớ trước khi trở thành người có kinh nghiệm thì họ cũng từng là fresher như bạn mà.

4. Sử dụng cả portfolio in ấn

Để thuận tiện trong việc gửi hồ sơ cũng như để tiết kiệm chi phí in ấn, hầu hết các designer đều sử dụng portfolio trực tuyến. Nhưng khi gặp mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng thì bạn nên đem theo cả portfolio đã được in ấn. Việc đánh giá sản phẩm trên giấy sẽ rất khác so với đánh giá sản phẩm qua màn hình máy tính đấy. 

 Portfolio bản in
Portfolio bản in

5. Cập nhật xu hướng

Trừ những sản phẩm đã làm nên thương hiệu cá nhân thì bạn nên xem xét loại bỏ những sản phẩm đã có tuổi thọ trên 3 năm. Vì sao vậy? 

Xu hướng thiết kế và công nghệ luôn thay đổi liên tục qua các năm. Như vậy trong vòng 3 năm đó bạn sẽ không thể biết được có bao nhiêu xu hướng mới xuất hiện trên thị trường. Bạn sẽ không muốn biến mình trở thành người tụt hậu đâu, đúng không nào? 

6. Chụp ảnh sản phẩm thực tế

Nếu như bạn có thể cho người xem chiêm ngưỡng bản phác thảo vẽ tay hoặc bản sketch, chắc chắn họ sẽ cảm thấy thích thú hơn rất nhiều so với việc bạn cho họ xem bản demo được thực hiện trên máy. 

 Portfolio kèm theo bản phác thảo bằng tay
Portfolio kèm theo bản phác thảo bằng tay 

7. Cập nhật thông tin của từng dự án

Nếu như bạn chỉ đưa khơi khơi sản phẩm cuối cùng lên portfolio mà không nêu thêm bất cứ thông tin gì, đôi khi người xem sẽ thấy hơi khó chịu vì phải tự hiểu và cảm nhận theo ý mình. 

Vì vậy, ít nhất bạn phải đề cập thêm yêu cầu của khách hàng, ý tưởng chủ đạo, quy trình thiết kế cũng như thông tin của những người cộng sự cùng triển khai dự án này với bạn thì người xem mới định hình được mức độ đóng góp của bạn trong dự án này là nhiều hay ít. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật thêm feedback của khách hàng để người xem dễ dàng đánh giá mức độ thành công của dự án nữa nhé. 

 Cập nhật thông tin dự án trong portfolio
Cập nhật thông tin dự án trong portfolio

8. Cân nhắc sử dụng thêm hiệu ứng cho portfolio trực tuyến

Điều này là không bắt buộc, bởi hiệu ứng giống như con dao hai lưỡi vậy. Hiệu ứng có thể giúp portfolio của bạn trông có vẻ sinh động hơn, nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến website bị đơ lag, đặc biệt website ở định dạng video thì lại càng khó load hơn. Như vậy nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng. 

Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ xem có thật sự cần thiết khi chèn thêm hiệu ứng cho portfolio của mình không bạn nhé.

Trong giai đoạn đầu khi mới bước chân vào nghề thiết kế và bắt đầu tìm kiếm cho mình các cơ hội nghề nghiệp thì một trong những “tài sản” quan trọng nhất mà bạn bắt buộc phải có chính là portfolio. Hy vọng sau khi hiểu portfolio là gì và làm thế nào để portfolio trở nên hấp dẫn, bạn sẽ không chần chừ mà bật máy tính lên thiết kế ngay cho mình một bản portfolio mang đậm phong cách cá nhân nhé.

Xem thêm:


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?

    Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?

    Seeding là thuật ngữ quen thuộc đối với marketer, để hiểu rõ tầm quan trọng vai trò và hiệu quả của...

    HTTPS là gì? Phân biệt giao thức HTTP và HTTPS

    HTTPS là gì? Phân biệt giao thức HTTP và HTTPS

    HTTPS là một thuật ngữ khá quen thuộc nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng mạng Internet để...

    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Với 3 công cụ thống kê lượt truy cập website trực tuyến miễn phí trên đây mà Admarket đã chọn lọc...

    Những câu hỏi thường gặp liên quan về quảng cáo Facebook

    Những câu hỏi thường gặp liên quan về quảng cáo Facebook

    Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo Facebook, nhà quảng cáo chắc chắn không tránh khỏi những băn...

    Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thầu quảng cáo Facebook

    Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thầu quảng cáo Facebook

    Dưới góc độ là một nhà quảng cáo Facebook chuyên nghiệp, bạn cần thống kê rõ đâu là yếu tố ảnh...

    Lựa chọn Google Ads hay Facebook Ads để marketing online?

    Lựa chọn Google Ads hay Facebook Ads để marketing online?

    Vậy bạn đã biết mình cần phải lựa chọn Google Ads hay Facebook Ads? Cả hai hình thức này đều cần thiết...

    Đọc nhiều nhất
    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Với 3 công cụ thống kê lượt truy cập website trực tuyến miễn phí trên đây mà Admarket đã chọn lọc...

    Sự giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing?

    Sự giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing?

    Bài viết phân biệt giữa Quản trị kinh doanh và Marketing, có gì khác nhau giữa hai loại hình này. Có nhiều...

    Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?

    Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?

    Seeding là thuật ngữ quen thuộc đối với marketer, để hiểu rõ tầm quan trọng vai trò và hiệu quả của...

    Khủng hoảng truyền thông là gì? Tổng quan về khủng hoảng truyền thông

    Khủng hoảng truyền thông là gì? Tổng quan về khủng hoảng truyền thông

    Khủng hoảng truyền thông xã hội là một sự kiện có thể có tác động tiêu cực đến uy tín của một...

    Vai trò của meta, sapo, tiêu đề, hình ảnh và video trong 1 bài SEO

    Vai trò của meta, sapo, tiêu đề, hình ảnh và video trong 1 bài SEO

    Viết content SEO đang là nghề nghiệp ưu thích của rất nhiều bạn trẻ trong thời đại 4.0. Bạn muốn...

    Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số

    Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số

    Chuyển đổi số là gì? Trong thời đại internet bùng nổ, khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.