HTTPS là gì? Phân biệt giao thức HTTP và HTTPS

HTTPS là một thuật ngữ khá quen thuộc nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng mạng Internet để truy cập vào các website. Tuy nhiên, ban đầu mọi người chỉ quen với HTTP. Vậy HTTPS là gì? Và có sự khác biệt nào so với HTTP mà cần phải có sự chuyển giao giữa 2 thuật ngữ. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết.

Lý giải về thuật ngữ HTTPS và cách thức hoạt động

HTTPS là một thuật ngữ quen thuộc thường xuất hiện trên các đường dẫn của website. Đây chính là từ viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure, có nghĩa là một giao thức để truyền tải các dạng siêu văn bản một cách bảo mật. Và bạn dễ dàng nhìn thấy chữ S – Secure là điểm khác biệt chính với HTTP. Yếu tố bảo mật này vô cùng quan trọng trong thời đại hiện nay khi mọi giao dịch ngày nay đều chú trọng bảo mật thông tin. Chẳng hạn đối với các giao dịch về ngân hàng, về mua sắm trực tuyến hoặc việc đăng nhập các tài khoản trên các trang web, …

Https là một giao thức phổ biến hiện nay

Https là một giao thức phổ biến hiện nay

Giao thức bảo mật của HTTPS thường có 2 loại là SSL (Secure Sockets Layer – bảo mật tầng ổ) hoặc TLS (Transport Layer Security – bảo mật theo tầng truyền tải). Mỗi giao thức bảo mật đều có một hệ thống khóa riêng và khóa công khai. Khi sử dụng khóa riêng, chỉ có người tạo ra mới truy cập được, và ngược lại nếu là khóa công khai thì dễ dàng mã hóa được thông tin.

HTTPS mang đến những lợi ích gì?

Các trang web ngày nay hầu như đều được sử dụng giao thức HTTPS, bởi giao thức này mang lại rất nhiều lợi ích:

- Thứ nhất, các thông tin được cung cấp trên web đều được bảo mật bằng cách mã hóa thông tin. Nhờ đó, khách hàng có thể yên tâm khi cập nhập thông tin cá nhân, đăng nhập các tài khoản lên web hay thậm chí là giao dịch chuyển tiền, … Bởi mọi thông tin được cung cấp đều được đảm bảo an toàn và không bị rò rỉ thông tin.

HTTPS bảo mật thông tin khách hàng cao

HTTPS bảo mật thông tin khách hàng cao

- Thứ hai, với giao thức HTTPS được sử dụng đó là cơ sở để khách hàng gia tăng thêm niềm tin đối với doanh nghiệp của bạn. Vì điều đó giúp chứng minh doanh nghiệp của bạn đã sở hữu tên miền một cách hợp pháp.

- Thứ ba, với những ai thực hiện kinh doanh online trên chính trang web của mình. Khách hàng sẽ tin tưởng và an tâm hơn khi thực hiện mua sắm. Bởi mọi yếu tố của HTTPS đều được cam kết bảo mật tốt nhất. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp gia tăng doanh thu và thu hút khách hàng với một nền tảng có bảo mật cao.

- Thứ tư, giao thức này giúp người dùng tránh khỏi những website lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin. Bởi các website dùng giao thức này khi truy cập vào máy khách thì đều được yêu cầu xác thực chứng chỉ SSL.

- Thứ năm, riêng đối với các website có dự định làm SEO thì nên sử dụng HTTPS, Google sẽ ưu tiên và đánh giá cao hơn website của bạn. Từ đó, bạn sẽ có thứ hạng từ khóa tốt hơn nếu có bước chuyển đổi sang HTTPS nhanh chóng.

Cách thức để phân biệt giữa HTTP và HTTPS

HTTP là tiền thân của HTTPS, và hiện nay tất cả các trang web đều được khuyến khích sử dụng HTPPS. Nếu bạn vẫn đang sử dụng HTTP bạn vẫn có thể chuyển giao một cách dễ dàng. Để so sánh sự khác biệt giữa 2 giao thức này, có 3 yếu tố cơ bản nhất như sau: chứng chỉ SSL, cổng thông tin Port và mức độ bảo mật.

Chứng chỉ SSL giữa HTTP và HTTPS

Xét về yếu tố cốt lõi, HTTPS thực chất chính là HTTP kèm theo bảo mật bổ sung. Đó là lý do mà HTTPS có tính bảo mật cao hơn và đều được mọi người khuyên dùng trong thời đại Internet phát triển như hiện nay. Với giao thức này, bạn không cần phải lo lắng dù đang sử dụng máy tính cá nhân hay máy tính ở các điểm công cộng. SSL sẽ là tiêu chí giúp cho website của bạn luôn bảo mật và hạn chế sự dỏm ngó của các hacker.

HTTPS và HTTP khác biệt về Port sử dụng

Sự khác nhau về Port trên HTTP và HTTPS

Port là một cổng dùng để xác định thông tin trên máy khách, sau đó sẽ phân loại thông tin và gửi đến cho máy chủ. Mỗi Port sẽ được cấp một số hiệu khác nhau để phân biệt, và tương ứng với mỗi con số là một chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Sự khác biệt giữa Port trên HTTP và HTTPS cũng nằm ở số hiệu này.

Trong khi HTTP sử dụng Port 80, thì HTTPS sử dụng Port 443. Cổng cao cấp này giúp kết nối thông tin từ máy tính của client đến server tốt hơn. Đồng thời bảo mật các thông tin được truyền đi.

So sánh mức độ bảo mật của HTTP và HTTPS

Thêm một tiêu chí giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt được giữa HTTP và HTTPS, đó là nằm ở cách thức bảo mật. Khi bạn truy cập vào các website đang sử dụng giao thức HTTPS, ngay lập tức bạn sẽ được hỗ trợ xác thực thông tin website nhờ vào xác thực bảo mật được cung cấp bởi Certificate Authority.

Certificate Authority là một trung gian thứ ba thường chứng thực cho người dùng, máy chủ, doanh nghiệp, phần mềm và mã nguồn. Và trung gian này cũng giúp bảo mật thông tin một cách an toàn.

Ngược lại, đối với HTTP không có sử dụng xác thực bảo mật như trên. Do đó, không thể đảm bảo được rằng bạn có đang an toàn và không bị theo dõi khi sử dụng Internet hay không.

Làm thế nào để chuyển đổi từ HTTP thành HTTS?

Hiểu rõ những lợi ích mà HTTS mang lại, bạn chắc chắn sẽ muốn hiểu cách chuyển đổi giao thức bởi phần lớn các website được xây dựng từ trước đều sử dụng HTTP. Hiện nay, có 2 cách phổ biến nhất để chuyển đổi như sau:

Cách thứ nhất, mua SSL từ nhà cung cấp thứ ba.

Mua SSL là cách nhanh chóng nhất mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn nếu muốn chuyển đổi từ HTTP sang HTTS. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý nếu muốn mua dịch vụ là cần phải lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Các nhà cung cấp SSL uy tín sẽ đảm bảo vấn đề bảo mật cho website tốt hơn. Và một số cái tên mà bạn có thể tham khảo để chọn mua SSL như: DigiCert, Entrust Datacard, Comodo SSL, GeoTrust hay GlobalSign.

Cách thứ hai, sử dụng trực tiếp dịch vụ từ các công ty thiết kế website

Hiện nay hiểu rõ nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS thì các dịch vụ thiết kế website cũng có hỗ trợ dịch vụ này. Chính vì vậy bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị đã thiết kế website trước đó và chi trả một khoản phí nhất định để thực hiện chuyển đổi.

Hoặc đối với các website đang trong quá trình thiết kế, bạn cũng cần lưu ý thông tin với đơn vị thiết kế về giao thức mà bạn mong muốn chọn cho website của mình. Đơn vị thiết kế sẽ giúp bạn chọn tên miền theo đúng muôn muốn. Và khi sử dụng HTTPS ngay từ đầu bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí chuyển đổi về sau.

HTTPS là một sự nâng cấp mới đối với vấn đề bảo mật thông tin cho người dùng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng triệt để những lợi ích có một không hai từ giao thức này. Thông qua đó, bạn còn gia tăng thêm sự tin tưởng đối với khách hàng của chính mình. Đã giải mã được HTTPS là gì, hãy nhanh chóng kiểm tra website của mình và chuyển đổi ngay lập tức nếu bạn vẫn còn sử dụng HTTP cho web hiện tại.


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Với 3 công cụ thống kê lượt truy cập website trực tuyến miễn phí trên đây mà Admarket đã chọn lọc...

    Những câu hỏi thường gặp liên quan về quảng cáo Facebook

    Những câu hỏi thường gặp liên quan về quảng cáo Facebook

    Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo Facebook, nhà quảng cáo chắc chắn không tránh khỏi những băn...

    Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thầu quảng cáo Facebook

    Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thầu quảng cáo Facebook

    Dưới góc độ là một nhà quảng cáo Facebook chuyên nghiệp, bạn cần thống kê rõ đâu là yếu tố ảnh...

    Lựa chọn Google Ads hay Facebook Ads để marketing online?

    Lựa chọn Google Ads hay Facebook Ads để marketing online?

    Vậy bạn đã biết mình cần phải lựa chọn Google Ads hay Facebook Ads? Cả hai hình thức này đều cần thiết...

    Digital marketing là gì? Công cụ và các hình thức digital marketing hiệu quả?

    Digital marketing là gì? Công cụ và các hình thức digital marketing hiệu quả?

    Áp dụng digital marketing để hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp đã được...

    Phương pháp Digital Mapping để tối ưu các kênh Digital

    Phương pháp Digital Mapping để tối ưu các kênh Digital

    Để có thể dẫn đầu trong việc quảng bá sản phẩm và đưa chúng đến với khách hàng, việc tối ưu...

    Đọc nhiều nhất
    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí

    Với 3 công cụ thống kê lượt truy cập website trực tuyến miễn phí trên đây mà Admarket đã chọn lọc...

    Sự giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing?

    Sự giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing?

    Bài viết phân biệt giữa Quản trị kinh doanh và Marketing, có gì khác nhau giữa hai loại hình này. Có nhiều...

    Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?

    Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?

    Seeding là thuật ngữ quen thuộc đối với marketer, để hiểu rõ tầm quan trọng vai trò và hiệu quả của...

    Khủng hoảng truyền thông là gì? Tổng quan về khủng hoảng truyền thông

    Khủng hoảng truyền thông là gì? Tổng quan về khủng hoảng truyền thông

    Khủng hoảng truyền thông xã hội là một sự kiện có thể có tác động tiêu cực đến uy tín của một...

    Vai trò của meta, sapo, tiêu đề, hình ảnh và video trong 1 bài SEO

    Vai trò của meta, sapo, tiêu đề, hình ảnh và video trong 1 bài SEO

    Viết content SEO đang là nghề nghiệp ưu thích của rất nhiều bạn trẻ trong thời đại 4.0. Bạn muốn...

    Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số

    Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số

    Chuyển đổi số là gì? Trong thời đại internet bùng nổ, khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.