Top 10 đặc điểm giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo
Tại sao trong tổ chức, có những nhà lãnh đạo luôn được nhân viên tin tưởng và hưởng ứng mọi quyết định của họ. Trong khi đó, có những nhà lãnh đạo lại bị nhân viên xa lánh, họ chỉ nghe theo một cách gượng ép và luôn tỏ thái độ: nghi ngờ, mâu thuẫn và không hợp tác?
- Làm thế nào để có thể quản lý nhân viên hiệu quả?
- 5 cuốn sách về quản trị kinh doanh đáng đọc nhất mọi thời đại
- 5 nhân tố vàng cấu thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Những đặc điểm quan trọng giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi
Một công ty có thể bỏ ra một số tiền lớn để họ có thể chọn được người giỏi nhất. Nhưng nếu như người lãnh đạo / quản lý của họ là một người không ra gì thì những người đó cũng sẽ rời khỏi công ty đó ngay khi có thể.
Ngược lại, nếu bạn có một người quản lý giỏi và có khả năng lãnh đạo tuyệt vời thì không chỉ bạn có thể chọn được những người giỏi nhất và chính họ cũng sẽ muốn làm việc chung với bạn lâu dài hơn.
Trong hơn 10 năm, Google đã tiến hành nghiên cứu dự án dưới cái tên “dự án oxy”. Mục đích của nó là gì? Để tìm xem những gì làm nên một nhà lãnh đạo hoàn hảo, để các công ty có thể đào tạo các giám đốc của họ phát triển những thói quen đó. Cuối cùng thì nghiên cứu này thành công. Qua các năm thử nghiệm, Google đã thấy được sự tiến bộ đáng kể trong doanh số thu được, hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên cũng được cải thiện lên rất nhiều.
Thú vị thay trong nghiên cứu cho thấy, những kỹ năng chuyên môn lại không quá quan trọng như những gì bạn nghĩ. Cái quan trọng hơn cả là kỹ năng điều khiển trí tuệ - cảm xúc, nó là khả năng hiểu và điều khiển cảm xúc cho cả họ và nhân viên của họ.
Xem thêm: Khoá học nghệ thuật quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các dự án nghiên cứu từ Google cho thấy, để trở thành một người lãnh đạo tốt cần có những đặc điểm sau:
1. Là một người đào tạo giỏi
Thay vì giải quyết các rắc rối ngay khi nó phát sinh, các nhà lãnh đạo giỏi tận dụng cơ hội để đào tạo nhân viên. Họ hướng dẫn đội ngũ và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của họ cho nhân viên khi cần thiết. Điều này giúp cả đội ngũ có được những bài học kinh nghiệm quý giá để làm việc tốt hơn và cơ hội phát triển.
2. Trao quyền quyết định cho tập thể và không kiểm soát từng ly từng tí
“Tôi thích được sai bảo từng chút từng chút một” chẳng có nhân viên nào nói như vậy, chẳng bao giờ. Ngược lại, một người quản lý tốt sẽ cho phép nhân viên họ sự tự do phát triển ý tưởng, chấp nhận rủi ro và phạm sai lầm. Họ cũng sẽ hỗ trợ những trang thiết bị, điều kiện mà người nhân viên họ cần, cho phép xây dựng lịch trình linh hoạt và khuyến khích một môi trường làm việc năng động để mọi người có thể nâng cao năng suất làm việc tốt hơn.
3. Tạo nên một môi trường làm việc nhóm, quan tâm đến thành công và phúc lợi của cấp dưới
Trong một đề tài nghiên cứu khác, Google đã phát hiện ra chìa khoá tốt nhất cho hiệu suất làm việc nhóm là tạo nên môi trường "an toàn về mặt tâm lý".
Tạo nên một môi trường làm nhóm, quan tâm đến thành công và phúc lợi của nhân viên
Thêm vào đó: Ở trong một đội có an toàn tâm lý cao, các cá nhân cảm thấy an toàn để chấp nhận rủi ro hơn, họ cảm thấy an tâm rằng không ai trong nhóm sẽ trừng phạt hay trách móc họ khi họ thừa nhận lỗi sai của mình, khi đưa ra câu hỏi, hay một ý tưởng mới. Nói cách khác, các đội nhóm tuyệt vời phát triển mạnh dựa trên niềm tin – và chính các nhà quản lý tuyệt vời sẽ giúp xây dựng niềm tin đó.
4. Là một người làm việc hiệu quả và luôn hướng đến kết quả
Những người quản lý giỏi còn hơn cả những cầu thủ ngôi sao – họ còn khiến cho đồng đội của họ tốt hơn. Họ làm như vậy bằng cách biểu dương những nhân tố tiêu biểu và trở nên thân thiện gần gũi bất cứ khi nào cần thiết. Và họ cũng không ngại xắn tay áo và giúp đỡ những thành viên xung quanh, và chính điều đó thúc đẩy nhóm của họ đi xa hơn nữa.
5. Là một người giao tiếp tốt – lắng nghe và chia sẻ thông tin
Muốn trở thành một người lãnh đạo tốt, họ phải là những người biết lắng nghe. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về nhóm của mình và đưa ra những quyết định phù hợp với hoàn cảnh của nhóm. Ngoài ra, các nhà quản lý giỏi sẽ nhận ra rằng kiến thức là chìa khoá và sức mạnh của nhóm. Đó là lý do tại sao họ cần minh bạch và sẵn sàng chia sẻ thông tin với các thành viên trong đội của họ, để nhân viên của họ biết được lý do sau những quyết định của họ.
6. Ủng hộ phát triển nghề nghiệp và thảo luận về hiệu suất làm việc của từng người
Các nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ khuyến khích người của họ bằng cách đưa lời khen chân thành và cụ thể. Nhưng họ cũng phải đưa ra những lời phê bình sao cho vừa khéo léo không làm tổn thương người khác, vừa mang tính đóng góp xây dựng cho bản thân các thành viên. Họ cũng nên hỗ trợ các thành viên trong nhóm bằng cách giúp họ đạt được mục tiêu, dự định cá nhân. Bằng cách đó, họ tự nhiên khuyến khích team của họ cống hiến nhiều hơn.
7. Có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho cả nhóm
Các nhà lãnh đạo tốt phải biết chính xác chỗ đứng của nhóm hiện tại, nơi họ đang hướng đến và những gì họ cần làm để đạt được điều đó. Chỉ cần thông qua việc giao tiếp tốt, họ sẽ giúp giữ cho nhóm theo đúng hướng đi mà họ mong muốn. Họ cũng phải đảm bảo được rằng mỗi thành viên trong nhóm hiểu được vai trò cá nhân của họ trong việc thực hiện chiến lược đó.
8. Có những kỹ năng chuyên môn quan trọng để hỗ trợ cả nhóm
Các nhà quản lý nên hiểu được công việc nhân viên của họ, bao gồm các nhiệm vụ phải làm hằng ngày và áp lực từ nó. Nếu người nhân viên được chuyển sang một bộ phận mới, anh ấy hoặc cô ấy sẽ phải dành thời gian để tìm hiểu mọi thứ được vận hành như thế nào và phải có được sự tín nhiệm của mọi người trước khi thực hiện những thay đổi quan trọng hoặc góp ý cho những kế hoạch sắp tới.
9. Hợp tác một cách hiệu quả
Những người quản lý tồi xem đội của họ như một nhóm cục bộ của riêng họ, nhằm làm việc đối nghịch hoặc thậm chí phá hoại các đội khác trong cùng một công ty. Ngược lại, các nhà quản lý tuyệt vời nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn. Họ làm việc vì lợi ích chung của công ty và khuyến khích các đội khác làm điều tương tự.
10. Là người đưa ra quyết định dứt khoát
Các nhà quản lý vĩ đại không nên hấp tấp trong việc đưa ra quyết định mà họ phải là con người quyết đoán. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, họ cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng sự việc và quan điểm của các bên. Ngay cả khi quyết định đó không phải ai cũng đồng ý, họ vẫn phải đưa ra và thực hiện nó. Sau đó, họ cam kết với những quyết định đó.
Nếu công ty của bạn có thể đào tạo và bổ nhiệm các nhà quản lý thực hiện 10 điều này, bạn sẽ tạo dựng niềm tin và truyền cảm hứng cho mọi người để trở thành phiên bản tốt nhất của chính những người quản lý. Nhân viên sẽ làm theo, không phải vì họ phải làm thế nhưng vì họ muốn làm như vậy.
Justin Bariso
Theo ESmart.vn / Người dịch – Hoàng Vy từ Businessinsider.com
Làm thế nào để có thể quản lý nhân viên hiệu quả?
Quản lý nhân viên hay quản trị nhân sự là một điều vô cùng quan trọng khi kinh doanh, nó không phải...
5 nhân tố vàng cấu thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động...
Cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics
Hướng dẫn cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics để hiểu hành vi Khách hàng, việc theo dõi...
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm xác định, đánh...
Cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics
Hướng dẫn cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics để hiểu hành vi Khách hàng, việc theo dõi...
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm xác định, đánh...
5 nhân tố vàng cấu thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động...
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay ở Việt Nam
Doanh nghiệp là gì, có những loại hình doanh nghiệp chính nào đang phổ biến nhất hiện nay tại Việt...
KPI là gì? Kiến thức cơ sở về KPI, bức tranh chung về KPI
Muốn hiểu sâu về KPI thì trước hết các bạn cần biết KPI là gì? KPI là viết tắt của ''Key Performance...
Xây dựng đội ngũ Co-founder bằng lời dạy cổ nhân
Đôi khi một ý tưởng kinh doanh tốt, và có khả năng mang lại tiềm năng lợi nhuận cao của một mô hình...
Bài xem nhiều
Bài viết mới