Làm thế nào để có thể quản lý nhân viên hiệu quả?
Trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cửa hàng, ngoài việc quản lý tốt chất lượng sản phẩm, dịch vụ, số lượng hàng hóa bán ra và mua vào, chủ kinh doanh cần phải tính toán để có thể quản lý tốt được đội ngũ nhân viên của mình. Quản lý nhân viên là một điều vô cùng quan trọng khi kinh doanh, nó không phải việc đơn giản, vì vậy chủ doanh nghiệp, cửa hàng cần phải quan tâm, chú trọng bằng việc tăng cường chú ý đến công việc này.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quản lý nhân viên hiệu quả và thuận tiện nhất.
Làm thế nào để có thể quản lý nhân viên hiệu quả?
1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên nền tảng chia sẻ và giao tiếp
Đây là nghệ thuật quản trị nhân sự đỉnh cao. Những doanh nghiệp có bề dày lịch sử và đã thành công trong thời gian dài thường rất mạnh về yếu tố về nhân sự. Cách tốt nhất để gắn kết và giữ lửa cho một tập thể là xây dựng một văn hóa doanh nghiệp độc đáo và có bản sắc. Nó cũng giống như văn hóa của một vùng miền hay quốc gia vậy, là thứ để mọi thành viên đều có thể tự hào khi nhìn vào và cố gắng gìn giữ.
Sự chia sẻ giúp cho việc hợp tác được cân bằng nhất về quyền lợi, nâng cao nhất sự tin tưởng, tôn trọng và tập trung. Việc giao tiếp cởi mở giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên, là nền tảng thúc đẩy sự công bằng và minh bạch trong doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2. Xây dựng môi trường lành mạnh, hiệu quả
Môi trường làm việc, hay chuyên nghiệp hơn là một yếu tố tất yếu thuộc văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài việc quy định cách ứng xử, thái độ làm việc,… thì vẫn còn một vài khía cạnh cần bàn tới. Đó là những mục tiêu chung, sự đảm bảo của doanh nghiệp cho từng mục tiêu cá nhân và các yếu tố về nơi làm việc giúp nhân viên cảm thấy hứng thú.
Nếu bạn đề cao mục tiêu kinh doanh và coi kết quả kinh doanh là sự thành công duy nhất, bạn sẽ thu hút nhiều nhân viên có chí tiến thủ và hoài bão lớn. Nếu doanh nghiệp của bạn coi trọng phát triển năng lực đội ngũ để duy trì một đội nhóm làm việc hiệu quả, bền vững giúp công việc kinh doanh phát triển đều đặn và lâu dài, nhân viên phù hợp là những người đủ kinh nghiệm, chỉ cần một mức đãi ngộ hợp lý và những đồng đội thấu hiểu họ.
3. Cùng nhân viên đặt ra hiệu suất các công việc
Đặt ra hiệu suất công việc
Phác thảo ra các mục tiêu về hiệu suất mà một cá nhân phải đạt được là rất quan trọng. Hãy hỏi nhân viên xem họ muốn cải tiến như thế nào, muốn gặt hái những gì và đâu là những kỹ năng mới cần học hỏi thêm. Mời gọi nhân viên tham gia vào một mức độ cam kết cụ thể sẽ thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn và phấn đấu thể hiện tốt hơn.
4. Theo dõi, kiểm soát, khích lệ
Theo dõi và kiểm soát là việc quản lý qua dữ liệu để đo lường kết quả hoạt động của nhân viên. Bạn cần nắm được tần suất làm việc, kết quả từng khâu hoạt động của các bộ phận (chỉ theo dõi các kết quả chính), kết quả chung của doanh nghiệp, các chỉ số về thời gian nghỉ phép, giờ đi làm, KPI, hiệu quả đào tạo nhân viên,… Khi kiểm soát chặt chẽ, bạn sẽ hiểu rõ về tình hình hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn để khích lệ.
Hành động khích lệ kịp thời có thể giúp một nhân viên chưa có phong độ tốt quay trở lại làm việc với 100% sức lực của mình. Với các nhân viên đạt được kỳ vọng hay thậm chí là vượt kỳ vọng, bạn có thể khích lệ để họ liên tục lập những kỷ lục mới trong hiệu suất làm việc của mình. Khích lệ là liệu pháp tinh thần cực tốt, đem lại nhiều giá trị mà nhà quản trị nhân sự cần làm thật giỏi.
6. Phần mềm quản lý nhân viên hiệu quả
Ngoài cách quản lý nhân viên truyền thống như trước thì hiện nay các doanh nghiệp, cửa hàng có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ quản lý nhân viên để có thể tiết kiệm thời gian quản lý, thuận tiện, linh hoạt nhất có thể. Với việc sử dụng ứng dụng này, bạn không hề phải lo lắng lúc nào cũng phải đi xuống cửa hàng để giám sát xem nhân viên của mình làm gì mà ở nhà cũng có thể sát sao, phân quyền và ủy quyền cho nhân viên của bạn
Theo Nhanh.vn
5 nhân tố vàng cấu thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động...
Cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics
Hướng dẫn cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics để hiểu hành vi Khách hàng, việc theo dõi...
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm xác định, đánh...
Cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics
Hướng dẫn cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics để hiểu hành vi Khách hàng, việc theo dõi...
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm xác định, đánh...
5 nhân tố vàng cấu thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động...
KPI là gì? Kiến thức cơ sở về KPI, bức tranh chung về KPI
Muốn hiểu sâu về KPI thì trước hết các bạn cần biết KPI là gì? KPI là viết tắt của ''Key Performance...
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay ở Việt Nam
Doanh nghiệp là gì, có những loại hình doanh nghiệp chính nào đang phổ biến nhất hiện nay tại Việt...
Xây dựng đội ngũ Co-founder bằng lời dạy cổ nhân
Đôi khi một ý tưởng kinh doanh tốt, và có khả năng mang lại tiềm năng lợi nhuận cao của một mô hình...
Bài xem nhiều
Bài viết mới