Tagline là gì? Những yếu tố tạo nên Tagline ấn tượng!

“Think Different.” Đó là tagline của Apple Inc., và nó truyền đạt một quan điểm rất rõ ràng: Apple sẽ tạo nên xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ, vô cùng khác biệt và không trùng lặp với bất kỳ thương hiệu nào. 

Chính câu tagline này đã làm nên điều kỳ diệu giúp đế chế Apple vực dậy sau cú trượt dài và phát triển lớn mạnh như ngày nay. Và không chỉ riêng Apple, hàng trăm công ty khác trên thế giới, trong đó có Microsoft và Nike, cũng đã sử dụng tagline để thúc đẩy hoạt động tiếp thị và khiến khách hàng liên kết thông điệp với thương hiệu của họ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Tagline là gì, điều gì tạo nên một tagline ấn tượng và năm ví dụ về tagline thành công nhé!

1. Tagline là gì?

Tagline là một cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và ghi lại giá trị độc đáo mà thương hiệu mang đến cho khách hàng của họ. 

Nói rộng hơn, mục tiêu của tagline là để lại cho người tiêu dùng ấn tượng tích cực lâu dài về thương hiệu.

Trong lĩnh vực tiếp thị, Tagline được ví như câu thần chú của doanh nghiệp bạn. Nó cho mọi người biết bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì bằng một vài từ ngắn gọn.

Tagline là gì?
Tagline là gì?

Có 5 kiểu tagline chính, đó là:

  • Tagline mô tả: Những dòng tagline này làm nổi bật sự hứa hẹn của thương hiệu về sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, Walmart sử dụng tagline "Save Money, Live Better" để thực hiện cam kết của thương hiệu là cung cấp các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày với mức giá thấp hơn;
  • Tagline mệnh lệnh: Các khẩu hiệu mang tính bắt buộc như "Just Do It" của Nike yêu cầu người tiêu dùng thực hiện hành động và nó thường bắt đầu bằng một động từ;
  • Tagline cụ thể: Loại tagline này làm nổi bật lĩnh vực kinh doanh của một công ty. Ví dụ, HSBC từng tự xưng là “The world’s local bank”;
  • Tagline so sánh hơn nhất: Những dòng tagline này định vị thương hiệu là thương hiệu tốt nhất trong cùng phân khúc. Ví dụ, BMW đã sử dụng tagline “The ultimate driving machine” (tạm dịch: “Cỗ máy lái xe tối tân”) để miêu tả những chiếc xe của mình;
  • Tagline khêu gợi: Những dòng tagline kiểu này thường được đặt ra dưới dạng một câu hỏi với mục đích là để người tiêu dùng đánh giá xem liệu việc sử dụng sản phẩm này có thể giúp họ cải thiện một số vấn đề trong cuộc sống không? Đây là dạng tagline được doanh nghiệp sử dụng ít nhất trong 5 loại kể trên. Một ví dụ nổi tiếng của tagline khêu gợi là "Got Milk?" của U.S. Dairy Export Council.

2. Phân biệt Tagline và Slogan

Như vậy, chúng ta đã hiểu được Tagline là gì rồi. Còn Slogan thì sao?

Oxford Languages ​​định nghĩa Slogan là một cụm từ ngắn gọn và nổi bật được sử dụng trong quảng cáo. Đây là định nghĩa tương đối chính xác. 

Đọc đến đây, có phải bạn hơi lấn cấn giữa hai khái niệm Tagline và Slogan đúng không? Vâng, đó không chỉ là thắc mắc của riêng bạn đâu. Tagline và Slogan thường bị nhầm lẫn, đơn giản vì chúng đều là những cụm từ ngắn gọn được thương hiệu sử dụng để truyền tải thông điệp.

Phân biệt Tagline và Slogan
Phân biệt Tagline và Slogan

Sự khác biệt chính giữa Tagline và Slogan là: Tagline bao trùm toàn bộ thương hiệu, còn Slogan được sử dụng phổ biến hơn trong một chiến dịch quảng cáo để nói một sản phẩm cụ thể nào đó.

Ví dụ: Tagline nổi tiếng của Apple (liên quan đến toàn bộ công ty) là "Think Different". Trong khi đó, Apple sử dụng tới hơn 50 câu slogan khác nhau cho mỗi dòng sản phẩm của họ như “The most affordable Mac ever”, “From the creators of iPod”, “More Power. Thinly disguised”,...

Như vậy chúng ta có thể thấy Slogan linh hoạt hơn nhiều so với Tagline do Tagline thường được sử dụng trong thời gian dài. Chúng chỉ được thay đổi khi doanh nghiệp phát triển lại bộ nhận diện thương hiệu mà thôi. Trong khi đó, Slogan lại có thể thay đổi liên tục mỗi khi khởi chạy các chiến dịch mới. 

3. Những yếu tố của một Tagline ấn tượng

  • Ngắn gọn: Hầu hết các tagline nổi tiếng thường có độ dài không quá 6 từ. Như thế là đã đủ để tạo dựng điểm nhấn mà không cần ghi nhớ quá nhiều;
  • Mang lại ý nghĩa: Bạn không nên thiết lập tagline chỉ vì thấy một số công ty nổi tiếng có tagline cho riêng mình. Nếu bạn quyết định đầu tư công sức và tiền bạc để tạo ra một câu tagline, thì câu nói đó phải thực sự mang lại ý nghĩa cho thương hiệu của bạn. Nếu không, tốt hơn hết là đừng làm gì cả;
  • Rõ ràng: Nếu ai đó đọc xong tagline mà vẫn hỏi ngược lại bạn rằng dòng tagline có nghĩa là gì thì đó là một tagline thất bại. Ngoài yếu tố ngắn gọn, tagline phải nêu rõ sứ mệnh hoặc mục đích của công ty bạn một cách rõ ràng mà không cần phỏng đoán;
  • Tập trung vào lợi ích: Khách hàng quan tâm đến lợi ích chứ không phải tính năng - và điều đó cũng phần nào quyết định đến việc tagline của bạn có thực sự ấn tượng hay không. Ví dụ, sự tiện lợi được coi là một lợi ích, trong khi đó, một bộ phận trên thân xe có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh lại được coi là một tính năng;
  • Kể chuyện: Storytelling là một phần quan trọng trong tiếp thị và kinh doanh. Câu chuyện của bạn càng có sức hút thì bạn càng dễ dàng kiếm được nhiều doanh thu hơn. Nếu tagline của bạn thuật lại một câu chuyện, giống như ví dụ của State Farm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, thì khẩu hiệu đó có thể trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động tiếp thị và quản trị thương hiệu của bạn.
Tagline của State Farm Insurance Agent
Tagline của State Farm Insurance Agent

4. Những câu Tagline nổi tiếng

4.1. Tagline của thương hiệu quốc tế

- “Think Different” - Apple: Đây là một trong những tagline đi vào lòng người nhất của Apple Inc., được tạo ra bởi công ty quảng cáo TBWA vào năm 1997 và được duy trì tới năm 2002. Chiến dịch 'Think Different' là một thành công lớn của Apple và Steve Jobs. Nó được nhiều người cho là màn đối đáp của Apple đối với slogan “Think” của IBM. 

- “I’m Lovin’ It” - McDonald’s: McDonald’s là chuỗi cửa hàng cung cấp thức ăn nhanh, do đó họ chọn tagline “I’m Lovin’ It” nhằm mục đích nhấn mạnh việc người tiêu dùng chọn McDonald’s chính là đang lựa chọn sự yêu thương. Thông điệp lần này của McDonald’s đã giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt công chúng.

Tagline của McDonald's
Tagline của McDonald's

- “Just Do It” - Nike: Câu tagline này của Nike nhằm mục đích khuyến khích các bạn trẻ hãy hành động ngay lập tức để vực dậy tinh thần và thể hiện nghị lực của mình.

- “The world’s local bank” - HSBC: Thông qua chiến dịch quảng cáo lần này, HSBC cố gắng tạo nên sự khác biệt như một ngân hàng tuy có nhiều kết nối toàn cầu nhưng vẫn đủ linh hoạt để chăm sóc nhu cầu của khách hàng địa phương theo cách họ muốn.

- “Belong Anywhere” - Airbnb: Là một công ty du lịch, Airbnb mong muốn mọi người cảm nhận được sự gần gũi khi sử dụng dịch vụ của họ, dù đi tới bất cứ nào cũng đều cảm thấy quen thuộc.

- “We Bring Good Things to Life” - General Electric: Đây là tagline được GE sử dụng lâu đời nhất, từ năm 1979 đến năm 2003. Tagline này không chỉ quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của GE mà nhấn mạnh cách GE cải thiện cuộc sống của mọi người. Nó phản ánh công ty đã vượt xa khỏi mục đích kinh doanh ban đầu là sản xuất điện và cung cấp các thiết bị điện. Đến năm 1990, GE đã trở thành một tập đoàn đa dạng hóa khi lấn sân sang lĩnh vực sản xuất động cơ máy bay, dịch vụ vốn, hệ thống công nghiệp, dịch vụ thông tin, hệ thống y tế, chất dẻo và hệ thống giao thông. 

4.2. Tagline của thương hiệu Việt

- “Nâng niu bàn chân Việt” - Biti's: Trải qua biết bao năm thăng trầm, Biti’s vẫn giữ nguyên tagline này nhằm nhấn mạnh với người tiêu dùng rằng Biti’s không ngừng cố gắng để mang lại giá trị cho người Việt.

- “Sải cánh vươn cao” - Vietnam Airlines: Với tagline này, Vietnam Airlines muốn gửi gắm khát vọng vươn tới thành công dành cho chính những hành khách đã và đang sử dụng dịch vụ của hãng.

Tagline của Vietnam Airlines
Tagline của Vietnam Airlines

- “Tinh túy hương vị trăm năm” - Liên Thành: Câu tagline này muốn chứng tỏ rằng dù trăm năm hay ngàn năm trôi qua thì chất lượng nước mắm của Liên Thành vẫn không thay đổi, vẫn luôn giữ trọn vẹn hương vị tinh túy nhất trong từng giọt nước mắm.

- “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” - Kangaroo: Đây là kiểu tagline so sánh hơn nhất, nhằm khẳng định vị thế dẫn dầu của máy lọc nước Kangaroo tại thị trường Việt Nam.

- “Hãy nói theo cách của bạn” - Viettel: Mặc dù Viettel đã đổi tagline thành “Theo cách của bạn” nhưng đây vẫn là câu tagline đưa Viettel trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế trong lĩnh vực viễn thông. Tagline này nhấn mạnh Viettel luôn sẵn sàng lắng nghe mọi nhu cầu của khách hàng.

- “Khơi nguồn sáng tạo” - Trung Nguyên: Thông qua tagline này, Trung Nguyên muốn khách hàng có thể sáng tạo thêm nhiều ý tưởng mới lạ và độc đáo khi thưởng thức những ly cafe thơm ngon của thương hiệu này.

Tóm lại, Tagline là công cụ quan trọng trong việc thiết lập vị trí ban đầu trên thị trường bằng cách liên kết thương hiệu với sự khác biệt và giá trị mà họ cung cấp. Còn slogan là công cụ hữu ích và linh hoạt để thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau trong mỗi chiến dịch marketing.

Bạn có đang xây dựng thương hiệu bằng cách sử dụng một trong hai công cụ này không? Bài học lớn nhất của bạn khi thiết lập Tagline là gì? Hãy cho tôi biết trong phần bình luận nhé!

Xem thêm:


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    Làm mới thương hiệu: Bài toán không dễ của các thương hiệu lớn

    Làm mới thương hiệu: Bài toán không dễ của các thương hiệu lớn

    Rebranding hay làm mới thương hiệu là điều không hề dễ dàng khi thương hiệu đã có một chỗ đứng...

    Brand Health là gì? Công cụ đo lường Brand Health

    Brand Health là gì? Công cụ đo lường Brand Health

    Brand Health – Sức khỏe thương hiệu, một khái niệm tưởng lạ mà quen. Đã bao giờ, bạn đo lường hiệu...

    Bản sắc thương hiệu là gì? Bản sắc thương hiệu gồm những gì?

    Bản sắc thương hiệu là gì? Bản sắc thương hiệu gồm những gì?

    Bản sắc thương hiệu là gì? Chìa khóa tạo nên bản sắc thương hiệu mạnh gồm những yếu tố nào?...

    Brand Value hay giá trị của thương hiệu là gì?

    Brand Value hay giá trị của thương hiệu là gì?

    Là một chủ doanh nghiệp, giá trị Thương hiệu về cơ bản là thứ xác định vị trí của doanh nghiệp...

    Brand strategy hay chiến lược thương hiệu là gì?

    Brand strategy hay chiến lược thương hiệu là gì?

    Thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh và mang lại lợi...

    Guideline là gì? Vai trò Brand Guideline đối với doanh nghiệp?

    Guideline là gì? Vai trò Brand Guideline đối với doanh nghiệp?

    Hãy cùng tìm hiểu Guideline hay Brand Guideline là gì và vai trò của Brand Guideline đối với doanh nghiệp trong...

    Đọc nhiều nhất
    Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh thành công của Honda Việt Nam

    Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh thành công của Honda Việt Nam

    Có thể thấy, Honda Việt Nam đã có chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả đem lại thành công đáng ngưỡng...

    Adidas logo: Giải mã ý nghĩa các mẫu logo thương hiệu Adidas

    Adidas logo: Giải mã ý nghĩa các mẫu logo thương hiệu Adidas

    Tìm hiểu ý nghĩa các mẫu Adidas logo, giải mã ý nghĩa các mẫu logo và lịch sử hình thành thương hiệu...

    Brand strategy hay chiến lược thương hiệu là gì?

    Brand strategy hay chiến lược thương hiệu là gì?

    Thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh và mang lại lợi...

    Branding là gì? Hiểu rõ nền tảng về Branding

    Branding là gì? Hiểu rõ nền tảng về Branding

    Branding là gì? Xây dựng thương hiệu là làm gì và làm như thế nào? 4Ps định hướng Branding, định vị...

    Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo

    Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo

    Nhà lãnh đạo muốn xây dựng thương hiệu cá nhân không khó, nhưng cần phải được đầu tư một cách...

    Những câu chuyện đằng sau logo thời trang xa xỉ nổi tiếng nhất

    Những câu chuyện đằng sau logo thời trang xa xỉ nổi tiếng nhất

    Trên đây là top 9 câu chuyện đằng sau logo của các thương hiệu thời trang xa xỉ nổi tiếng hàng đầu...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.