Mindmap là gì? Tổng quan về sơ đồ tư duy mindmap
Mindmap là một khái niệm chỉ về một phương pháp có thể giúp não bộ ghi nhớ thông tin một cách tốt nhất. Khái niệm này dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng việc áp dụng một cách đúng khoa học như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trước khi đến với những cách áp dụng chuyên sâu phương pháp tư duy này, bạn cần nắm được những thông tin tổng quan về sơ đồ tư duy mindmap được chia sẻ bên dưới.
- Cách sử dụng Google Data Studio và Google Analytics
- Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số
- Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì
Vậy mindmap là gì?
Bạn chắc chắn đã từng một lần nhìn thấy một hình ảnh mà trong đó các thông tin được phân nhánh dưới dạng hình cây. Đó chính là một ví dụ điển hình nhất của việc sử dụng mindmap hay còn gọi là bản đồ tư duy. Vậy mindmap chính là một phương pháp được ra đời để hỗ trợ cho não bộ ghi nhớ trọn vẹn các thông tin dưới dạng một hệ thống nhất định. Khi sử dụng phương pháp dạng liệt kê phân nhánh này, não bộ có thể thấu hiểu được từ chi tiết đến tổng thể của thông tin được đưa ra.
Thông thường, đối tượng sử dụng mindmap với tần suất nhiều nhất là các em học sinh, sinh viên phục vụ cho việc học tập của mình. Bởi vẽ nên một bản đồ tư duy không hề khó và cầu kỳ, chỉ cần có một chiếc bút và một tờ giấy. Kèm theo đó, bạn cũng có thể thêm sự sáng tạo của mình vào với mục tiêu tạo ấn tượng mạnh cho não bộ. Trong thực tế, mindmap không chỉ phục vụ cho việc học mà còn cho công việc cũng như các hoạt động trong đời sống.
Mindmap sử dụng phổ biến cho việc học
Những lý do vì sao bạn nên biết cách sử dụng mindmap
Nếu bạn có quá nhiều thông tin cần ghi nhớ và chỉ đơn thuần sử dụng cách học thuộc truyền thống, bạn sẽ ngay lập tức quên đi những thông tin được nạp vào đầu. Nhưng với mindmap, mọi thông tin đều sẽ dễ dàng được ghi lại hơn thông qua hệ thống sơ đồ được bạn vẽ nên. Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
Thứ nhất, thông qua các cấp độ phân nhánh bạn dễ dàng hiểu được mối liên hệ giữa các thông tin. Sự logic trong cách trình bày này sẽ giúp bạn hệ thống hóa được kiến thức, nhận định được đâu là thông tin quan trọng đâu là thông tin bổ sung. Chẳng hạn, chủ đề chính luôn được đặt ở giữa mindmap, từ điểm trọng tâm này sẽ phân thành các nhánh lớn là các thông tin ở cấp thấp hơn. Ở mỗi cấp sẽ có thêm các nhánh nhỏ giúp làm rõ thông tin ở nhánh chính.
Mindmap được phân cấp giúp dễ dàng ghi nhớ thông tin
Thứ hai, tiết kiệm được nhiều thời gian ghi nhớ hơn với hình ảnh. Giữa văn bản và hình ảnh, não bộ luôn bị thu hút bởi hình ảnh hơn đặc biệt là khi bạn càng sáng tạo. Đó chính là lý do mà mỗi chúng ta cần hình ảnh hóa các thông tin bằng chữ để gây ấn tượng được cho não bộ. Từ đó, không chỉ tiết kiệm được thời gian cần có để thuộc thông tin mà còn kéo dài thời gian ghi nhớ.
Thứ ba, mindmap có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau và bạn có thể thỏa sức sáng tạo với phương pháp này. Chỉ cần hiểu được điểm mấu chốt của bản đồ tư duy bạn có thể áp dụng ở bất cứ đâu. Hiện nay, sơ đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy, trên bảng và thậm chí là vẽ bằng các phần mềm hỗ trợ chuyên nghiệp.
Các trường hợp ứng dụng được bản đồ tư duy hiệu quả
Hiểu rõ được những ưu điểm của mindmap, bạn có thể áp dụng phương pháp này trong rất nhiều hoạt động đời sống.
Đầu tiên, có thể kể đến ứng dụng quen thuộc nhất của sơ đồ tư duy là để ghi nhớ một lượng kiến thức lớn của các bài học của các bạn học sinh. Đặc biệt nhất là trong những kỳ thi khi cần hệ thống lại một lượng lớn kiến thức cho cả học kỳ. Sử dụng bản đồ tư duy mindmap được ví như là một bức tranh tổng quan để bạn có một cái nhìn chính xác nhất về những kiến thức đã được học. Sự chi tiết của sơ đồ còn giúp bạn không bỏ sót bất kỳ bài học nào.
Hay trong những buổi thuyết trình quan trọng, mindmap sẽ là trợ thủ đắc lực để bạn không quên những nội dung mà mình cần chuẩn bị. Thông tin cũng sẽ được trình bày lại một cách đầy đủ hơn.
Ngoài ra, khi cần tìm ra cách giải quyết cho một vấn đề nào đó bản đồ tư duy còn là một phương pháp hay để hỗ trợ bạn. Bằng việc, phân tích chi tiết toàn bộ các yếu tố của khó khăn hiện tại theo dạng cấp phân nhánh, bạn có thể nhìn ra được một cách giải quyết hay hơn là việc bạn chỉ đơn thuần để vấn đề trong suy nghĩ.
Mindmap được ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe
Các bước để vẽ được một mindmap hoàn chỉnh
Để vẽ được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh không quá khó. Tuy nhiên để làm đúng phương pháp thì bạn cũng cần thực hiện đúng theo từng bước được gợi ý bên dưới.
Bước 1 – Xác định được vấn đề chính
Đây là một bước vô cùng quan trọng, bởi vì khi bạn biết được thông tin hoặc vấn đề chính nào sẽ được thể hiện thông qua mindmap thì mới có thể tiến hành bước tiếp theo. Trong mỗi sơ đồ tư duy, yếu tố quan trọng này được đặt ở vị trí trung tâm và thường được làm nổi bật để khi nhìn vào bạn có thể nhận biết được bản đồ tư duy đang nói về nội dung nào.
Việc xác định chính xác ngay từ đầu vấn đề cần giải quyết còn giúp bạn đi đúng trọng tâm và đúng hướng. Điều đó còn tránh trường hợp khiến các nội dung phụ rơi vào tình trạng lan man.
Về vị trí của vấn đề chính nên được đặt ở chính giữa mindmap vì sẽ có được không gian hai bên để triển khai cho các tiêu đề và thông tin phụ.
Vấn đề chính được đặt ở vị trí chính giữa mindmap
Bước 2 – Liệt kê tất cả các tiêu đề phụ trong minmap
Sau bước xác định vấn đề chính, tiêu đề phụ chính là các nhánh con đầu tiên được phát triển cho sơ đồ tư duy. Bạn có thể hình dung rằng, nếu chủ đề của mindmap được nằm ở giữa là heading 1 của bài viết thì các tiêu đề phụ chính là các heading 2. Và mỗi ý của tiêu đề phụ sẽ được vẽ trực tiếp từ vị trí trung tâm của chủ đề chính.
Để sơ đồ tư duy thể hiện đầy đủ nhất các ý, bạn cần liệt kê tất cả các tiêu đề phụ mà bạn có thể nghĩ ra cho nội dung chính của mình.
Bước 3 – Hoàn thành các nhánh chi tiết cho tiêu đề phụ
Các tiêu đề phụ đã được hoàn tất, đã đến lúc bạn bổ sung đầy đủ thông tin chi tiết nhất cho các tiêu đề này. Bằng cách phân nhánh nhỏ, bạn có thể nhanh chóng hoàn thiện mindmap của mình. Một gợi ý dành cho bạn là sử dụng các đường cong kết nối thay thế cho các đường thẳng để vừa tận dụng tối đa không gian vừa giúp bản đồ trở nên mềm mại, bắt mắt hơn.
Lưu ý, dù đây là phần thông tin chi tiết nhưng bạn cần biết cách chọn lọc từ ngữ sao cho ngắn gọn và đơn giản nhất. Đó nên là các ý chính, xúc tích và mỗi nhánh nội dung nên cùng sử dụng một màu để dễ dàng phân biệt được.
Bước 4 – Minh họa cho các thông tin trên mindmap
Đây là bước có thể có hoặc không, nhưng việc sử dụng thêm các hình chú thích minh họa sẽ khiến cho mindmap trở nên sinh động hơn. Và vì não bộ luôn bị kích thích bởi các hình ảnh nên việc này còn hỗ trợ tốt cho việc ghi nhớ lâu dài.
Sử dụng mindmap thành thạo trong học tập hay công việc sẽ tạo nên các hiệu quả tuyệt vời trong việc ghi nhớ. Với những thông tin chi tiết về phương pháp và cách vẽ bản đồ tư duy bạn nên cập nhật nhanh vào các kỹ năng hằng ngay của mình. Thường xuyên thực hành sẽ giúp bạn nhanh chóng am hiểu và biết cách sáng tạo hơn để mang lại các kết quả tốt nhất.
Để không bị ''ảo tưởng'' trên đường đua chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp nếu không muốn bị loại bỏ khỏi thị...
Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì? Trong thời đại internet bùng nổ, khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến...
Những lợi ích của website trong kỷ nguyên số năm 2020
Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ Website rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Vậy Website là gì, lợi...
Sự giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing?
Bài viết phân biệt giữa Quản trị kinh doanh và Marketing, có gì khác nhau giữa hai loại hình này. Có nhiều...
Inbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing?
Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì? So sánh sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing? Nên...
8 Sai Lầm Nguy Hại Nhất Trong Digital Marketing Và Cách Khắc Phục
Digital Marketer hoặc Social Media Marketer phạm sai lầm là điều vốn dĩ có khả năng xảy ra đối với con...
Top 3 công cụ thống kê lượt truy cập và phân tích website miễn phí
Với 3 công cụ thống kê lượt truy cập website trực tuyến miễn phí trên đây mà Admarket đã chọn lọc...
Sự giống và khác nhau giữa quản trị kinh doanh và Marketing?
Bài viết phân biệt giữa Quản trị kinh doanh và Marketing, có gì khác nhau giữa hai loại hình này. Có nhiều...
Seeding là gì? Có những hình thức seeding nào?
Seeding là thuật ngữ quen thuộc đối với marketer, để hiểu rõ tầm quan trọng vai trò và hiệu quả của...
Khủng hoảng truyền thông là gì? Tổng quan về khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông xã hội là một sự kiện có thể có tác động tiêu cực đến uy tín của một...
Vai trò của meta, sapo, tiêu đề, hình ảnh và video trong 1 bài SEO
Viết content SEO đang là nghề nghiệp ưu thích của rất nhiều bạn trẻ trong thời đại 4.0. Bạn muốn...
Chuyển đổi số là gì? Công cụ và nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì? Trong thời đại internet bùng nổ, khái niệm chuyển đổi số được nhắc đến...
Bài xem nhiều
Bài viết mới