Content Creator là gì? 4+ kỹ năng mà Content Creator cần có!
Một trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực marketing được nhắc đến nhiều nhất trong các group việc làm, đó chính là Content Creator. Vậy bạn đã biết công việc cụ thể của Content Creator là gì chưa? Tại sao nghề này lại trở nên HOT đến như vậy? Và bí quyết để trở thành Content Creator chuyên nghiệp là gì?
- Mindset là gì? Mindset của người làm Marketing thay đổi ra sao?
- Marketer là gì? Làm sao để trở thành Marketer chuyên nghiệp?
Content Creator là gì?
Content Creator là người tạo và sản xuất nội dung trên các kênh kỹ thuật số, chẳng hạn như trang web và phương tiện truyền thông xã hội, nhắm mục tiêu đến người dùng cuối hoặc khách hàng cụ thể.
Ở Việt Nam, content creator được gọi chung là “nhà sáng tạo nội dung”.
Nội dung ở đây khá đa dạng, từ blog, báo cáo tin tức, hình ảnh và video cho đến nội dung âm thanh, email và các bài post trên mạng xã hội.
Cùng là sản xuất nội dung nhưng Content Writer, Content Creator và Copywriter lại là 3 phạm trù khác nhau.
Trong khi Content Writer thiên về viết lách trên blog và viết bài mô tả sản phẩm/dịch vụ; Copywriter thiên về viết nội dung quảng cáo thì Content Creator lại “đa zi năng” hơn rất nhiều.
Các blogger, nhà văn, nhà xuất bản trực tuyến, tác giả bản tin, podcaster, YouTuber, người tạo khóa học, người phát trò chơi video và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đều thuộc nhóm Content Creator.
Một số cái tên hot nhất nhì trong làng Content Creator được đề cử tại đêm Gala WeChoice Awards 2019 có thể kể đến như Khoai Lang Thang, 1977 Vlog, Giang ơi, Cris Phan, Khoa Pug, Ngọc Trinh, Dino Vũ, Quỳnh Trần JP, Hậu Hoàng, và Phê Phim Team.
Công việc của Content Creator
Có 2 kiểu Content Creator: Người làm việc độc lập và người làm việc trong một công ty. Tất nhiên mỗi kiểu sẽ có khối lượng công việc khác nhau. Cụ thể:
1. Công việc của Content Creator trong công ty
Trong một công ty, nhiệm vụ của người làm Content Creator là sáng tạo nội dung dưới dạng “chữ” cho toàn bộ ấn phẩm truyền thông như kịch bản TVC, slogan, tagline, bài đăng social media, nội dung website, nội dung Email Marketing, tạp chí,...
Tuy nhiên, đó mới chỉ là nhiệm vụ chính mà thôi. Content Creator còn phải tham gia một số đầu việc không tên khác như:
-
Lên ý tưởng cho các dự án truyền thông;
-
Phối hợp với team designer, team quay chụp, team hậu kỳ,... để hoàn thành ấn phẩm. Khi làm việc ở những công ty nhỏ, chuyện Content Creator phải kiêm luôn nhiệm vụ của designer vì nhân sự không đủ là điều hết sức bình thường.
Khi bạn ngồi đến chức quản lý, công việc của bạn không còn là sáng tạo nội dung cho từng dự án nữa, mà là phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, sau đó duyệt bài và cuối cùng là đánh giá đo lường hiệu quả. Nhìn thì có vẻ nhàn nhưng thực tế rất áp lực, vì bạn chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho kết quả của toàn bộ team trước ban lãnh đạo.
2. Công việc của Content Creator độc lập
Khi chưa có xây dựng được thương hiệu cá nhân, để tiết kiệm chi phí quản lý thì các Content Creator thường phải tự tay làm hết các đầu việc, từ khâu lên ý tưởng, quay chụp đến edit video và trả lời bình luận của khán giả.
Đến khi trở thành Influencer/KOL/KOC nhờ có một lượng follower ổn định, Content Creator sẽ được các nhãn hàng săn đón và gửi lời mời hợp tác quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của họ.
Lúc này họ mới nghĩ đến việc thuê người khác về làm sáng tạo nội dung cho kênh của mình. Công việc của họ từ việc kiêm từ A đến Z trở thành duyệt kịch bản và đàm phán hợp đồng với các nhãn hàng.
4+ Kỹ năng mà Content Creator cần có
Ai trong chúng ta cũng có cơ hội trở thành Content Creator, nhưng để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp và có sức ảnh hưởng thì bạn cần đáp ứng 4 kỹ năng cơ bản sau:
1. Kỹ năng đọc
Những nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp luôn phải không ngừng tìm kiếm thông tin trên Internet, theo dõi những tin tức và xu hướng mới nhất liên quan đến lĩnh vực của họ. Điều này cho phép họ hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của ngành, cũng như cách nó định hình suy nghĩ của khán giả mục tiêu ở thời điểm hiện tại.
2. Kỹ năng viết lách
Content Creator nghiệp dư hay chuyên nghiệp đều cần có kỹ năng viết, bởi đặc thù của công việc này chủ yếu liên quan đến phần “chữ” trong các ấn phẩm truyền thông.
Bạn cần hình thành được cho mình một phong cách viết mang đậm dấu ấn cá nhân, đến mức chỉ cần đọc qua vài dòng là khán giả có thể nghĩ ngay đến bạn. Có người chọn phong cách chuyên nghiệp, có người lại chọn phong cách hài hước, những người khác lại chọn phong cách châm biếm,....Nói chung bạn có rất nhiều sự lựa chọn phong cách, nhưng nó phải phù hợp với ngành nghề và độ tuổi của người đọc.
Nếu bạn chưa hình thành thói quen này, ngay từ bây giờ hãy tạo một page trên Facebook và viết bài mỗi ngày trên page đó. Điều này không có nghĩa là bạn phải viết một bài luận 1000 từ mỗi ngày về một chủ đề có liên quan đến ngành, mà chỉ cần dành ra 10-15 phút để viết ra những gì mà bạn nghĩ trong đầu. Nó có thể là chia sẻ kiến thức, có thể là trải nghiệm trong ngày của bạn chẳng hạn.
Mới đầu, bạn chỉ có thể viết ra một vài dòng cũng không sao. Tiếp tục kiên trì. Từ 5 dòng, dần dần bạn sẽ viết được 10 dòng, 15 dòng, thậm chí là vài chục dòng. Mục đích của việc này là giúp bạn khai thác vốn từ vựng và rèn luyện khả năng thả chữ sao cho hiệu quả.
3. Kỹ năng quan sát
Quan sát ở đây không chỉ đơn giản là dùng thị giác, mà là dùng cả 5 giác quan để cảm nhận những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.
Một Content Creator giỏi không nhất thiết phải sáng tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới, đó có thể là việc họ biến những điều tưởng chừng như rất bình thường trở thành những điều mới lạ.
Ví dụ, @16.memories là một nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trên nền tảng TikTok với 1.5 triệu follower. Nội dung của kênh này chỉ đơn giản là chia sẻ những khoảnh khắc đời thường của người dân nơi thành phố cảng Hải Phòng. Chủ kênh lang thang trên mọi nẻo đường, “lén” chụp ảnh của những người lao động chân chính sau đó tặng lại cho họ.
Bạn thấy không, chẳng cần sáng tạo điều gì mới, thế nhưng @16.memories vẫn luôn được đánh giá là một Content Creator xuất sắc đấy thôi.
Để làm được điều đó thì khả năng quan sát và cảm nhận là điều vô cùng quan trọng.
4. Khả năng sáng tạo
Vai trò của óc sáng tạo trong lĩnh vực tiếp thị nói chung và content marketing nói riêng là không thể bàn cãi rồi.
Vì vậy, khi nói đến các kỹ năng cần có của một Content Creator thì không thể không thể kiến tư duy sáng tạo. Nhưng cũng như những gì chúng tôi đã nói ở trên, tìm ra điểm mới lạ từ những điều quen thuộc cũng được coi là sáng tạo thành công, không nhất thiết phải là vắt óc sáng tạo cái mới.
Ví dụ cho các bạn dễ hiểu. Nếu nhìn thấy hai nguyên liệu nấu ăn gồm mì sợi và thịt gà, bạn sẽ cảm thấy nó chẳng có gì đặc biệt đúng không? Thế nhưng, một Creator trên nền tảng Douyin lại có thể sáng tạo ra một câu chuyện tình yêu lâm li bi đát từ chính hai nguyên liệu đơn giản này và thu hút được hàng triệu lượt xem.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu Content Creator là gì và công việc của họ rồi chứ? Bạn có đam mê trở thành một Content Creator chuyên nghiệp không? Nếu có, hãy tạo dựng cho mình một phong cách sáng tạo riêng, kèm theo đó là một niềm đam mê mãnh liệt với nghề bạn nhé.
Content marketing giải pháp tối ưu cho chiến lược kinh doanh lâu dài!
Chiến lược tiếp thị nội dung đúng cách và hiệu quả là nền tảng của sự phát triển kinh doanh bền...
Copywriting là gì - Phân biệt Copywriting và Content Writing
Copywriting là một từ ưa thích liên quan đến bất kỳ phần nội dung quảng cáo và tiếp thị nào nhằm...
12 bước xây dựng Content và viết thư bán hàng, viết Pr, quảng cáo
Trong thời đại internet bùng nổ như hiện nay, khi nhà nhà, người người đều kinh doanh online, sở hữu...
Những lỗi thường gặp trong nghề Copywriting
Bạn đang tìm hiểu nghề Copywriting? Làm sao để thành Copywriter chuyên nghiệp? Các lỗi thường gặp trong...
Những Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Làm Content
Trích Sách ''Content Hay Nói Thay Nước Bọt'': Những Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Làm Content. Tùy vào việc làm...
Phát triển nội dung cho website bất động sản hiệu quả nhất!
Khi bắt đầu phát triển quảng bá một công ty bất động sản việc đầu tiên quan trọng nhất vẫn là...
Những Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Làm Content
Trích Sách ''Content Hay Nói Thay Nước Bọt'': Những Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Làm Content. Tùy vào việc làm...
Copywriting là gì - Phân biệt Copywriting và Content Writing
Copywriting là một từ ưa thích liên quan đến bất kỳ phần nội dung quảng cáo và tiếp thị nào nhằm...
12 bước xây dựng Content và viết thư bán hàng, viết Pr, quảng cáo
Trong thời đại internet bùng nổ như hiện nay, khi nhà nhà, người người đều kinh doanh online, sở hữu...
Phát triển nội dung cho website bất động sản hiệu quả nhất!
Khi bắt đầu phát triển quảng bá một công ty bất động sản việc đầu tiên quan trọng nhất vẫn là...
Những lỗi thường gặp trong nghề Copywriting
Bạn đang tìm hiểu nghề Copywriting? Làm sao để thành Copywriter chuyên nghiệp? Các lỗi thường gặp trong...
Content marketing giải pháp tối ưu cho chiến lược kinh doanh lâu dài!
Chiến lược tiếp thị nội dung đúng cách và hiệu quả là nền tảng của sự phát triển kinh doanh bền...
Bài xem nhiều
Bài viết mới