B2B là gì? Sự khác nhau giữa mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?

B2B và B2C là những thuật ngữ chuyên ngành để chỉ về một mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi B2C là một mô hình khá quen thuộc thì B2B được đánh giá là có sự phát triển chậm hơn một bước ở Việt Nam. Vậy B2B là gì và đâu là những điểm để bạn phân biệt được B2B và B2C.

Định nghĩa mô hình kinh doanh B2B là gì?

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về B2B là gì thì những thông tin hữu ích ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp. B2B (từ viết tắt của Business to Business) chính là một loại hình kinh doanh chủ yếu là các giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Đây là các giao dịch đa dạng có thể diễn ra trên các sàn thương mại điện tử hoặc đơn thuần là các cuộc giao dịch mua bán thông thường giữa hai bên.

B2B và B2C là gì? Sự khác biệt giữa mô hình B2B và B2C là gì?

B2B là từ viết tắt của Business to Business

Định nghĩa B2B là gì thực tế không còn quá mới, nhưng trên thị trường Việt Nam hình thức này chưa phát triển phổ biến như B2C. Tuy nhiên, để thực hiện tốt mô hình kinh doanh này các doanh nghiệp vẫn phải làm nổi bật được điểm đặc trưng nhất của B2B chính là một quy trình mua hàng logic. Điều đó giúp người mua và người bán tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức. Đặc biệt nhất là khi ở đây, người mua hàng cũng là một doanh nghiệp hoàn toàn khác biệt với khi bán hàng cho người tiêu dùng cá nhân.

Những mô hình B2B nào thường được các doanh nghiệp lựa chọn?

Hiện nay, có 4 lọa mô hình B2B thường xuyên được các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng như sau:

Thứ nhất, mô hình B2B hướng về người bán. Doanh nghiệp trong hình thức kinh doanh này sẽ làm chủ một nơi giao dịch thường là website để từ đó mang đến các sản phẩm cho khách hàng của mình là những doanh nghiệp, nhà sản xuất hoặc đôi khi có thể là người dùng cá nhân.  

Thứ hai, mô hình B2B hướng về người mua. Sự khác biệt đối với mô hình hướng về người bán chính là ở đây doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc nhập sản phẩm này về từ nơi sản xuất. Sau đó, mới tiến hành phân phối sản phẩm đến cho các doanh nghiệp có quan tâm.

Thứ ba, mô hình B2B trong đó các doanh nghiệp chính là nơi kết nối giữa người mua và người bán. Ví dụ điển hình nhất là các trang thương mại điện tử hàng đầu hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki, … Nếu bạn là một có nhu cầu bán hàng thì bạn có thể chọn các trang này trở thành trung gian phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, khi hoạt động tại đây bạn cần tuân thủ theo những quy định riêng để có thể bắt đầu thực hiện việc mua bán và các giao dịch của mình.

Cuối cùng chính là mô hình B2B theo kiểu hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp với nhau. Mô hình này sẽ thiết lập được mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp hơn hằng các chợ điện tử, sàn giao dịch, cộng đồng, …

Với một trong bốn hình thức này, doanh nghiệp có thể chọn lựa một mô hình kinh doanh phù hợp nhất với mục đích kinh doanh của mình.

So sánh sự khác nhau giữa mô hình B2B và mô hình B2C

Để hiểu rõ hơn về bản chất thật sự của mô hình B2B, một bước so sánh nho nhỏ với B2C thông qua 4 yếu tố sau đây sẽ giúp bạn có đầy đủ các kiến thức về B2B.

Đối tượng khách hàng của B2B và B2C như thế nào?

Một trong những điểm khác biệt dễ dàng nhận biết nhất giữa hai hình thức kinh doanh này chính là đối tượng khách hàng hoàn toàn khác nhau. Ngay từ tên gọi, B2C đã thể hiện ý nghĩa là mối quan hệ trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngược lại B2B chính là các hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2B và B2C là gì? Sự khác biệt giữa mô hình B2B và B2C là gì?

Đối tượng khách hàng của B2B và B2C khác nhau

Vậy chúng ta có thể thấy, một bên với đối tượng là cá nhân, người dùng đơn lẻ còn một bên hướng đến những khách hàng cũng là doanh nghiệp.

Cách thức trao đổi, giao dịch với khách hàng khác nhau ra sao?

Xuất phát từ đối tượng khác nhau mà các thức giao dịch, trao đổi hay mua bán sản phẩm cũng được thực hiện theo hai quy trình không giống nhau.

Với mô hình B2B, để giao dịch thuận lợi với khách hàng là doanh nghiệp bạn sẽ cần chú trọng vào các khâu như giá cả, chiết khấu, yếu tố kỹ thuật của sản phẩm, cách thức giao nhận hàng, nơi chứa hàng, … Đây là những yếu tố luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi nhập hàng, nhất là khi họ cần có một số lượng lớn thì vấn đề kho bãi bạn cũng cần được quan tâm.

B2B và B2C là gì? Sự khác biệt giữa mô hình B2B và B2C là gì?

Giao dịch với mô hình B2B và B2C hoàn toàn có sự khác biệt

Với mô hình kinh doanh là B2C, giao dịch với khách hàng cá nhân có quy trình vô cùng đơn giản. Các giao dịch này có thể diễn ra trực tiếp hoặc thậm chí là là online khi thời buổi công nghệ số ngày càng phát triển. Ngày nay, các hình thức thanh toán trực tuyến qua thẻ đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng.

Các hoạt động marketing cho B2B và B2C

Marketing là một quá trình đáp ứng nhu cầu khách hàng của bạn, nhưng khi khách hàng của bạn là một người tiêu dùng thì bạn cần marketing theo cách khác với khi khách hàng của bạn là một doanh nghiệp.

Cụ thể, muốn marketing trong B2B thành công bạn cần biết rằng việc xây dựng các mối quan hệ là vô cùng cần thiết. Bạn không thể chạy quảng cáo trên Facebook như để tiếp cận khách hàng là người tiêu dùng hay làm rầm rộ các chiến dịch khắp mạng xã hội. Mà thay vào đó là bạn cần có một chiến lược cụ thể về cách thức hành động. Các công cụ được sử dụng trong B2B cần phù hợp với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Bán hàng trong B2B và B2C cũng phải khác nhau

Quá trình mua hàng của các doanh nghiệp thường kéo dài và cần trải qua rất nhiều bước so với một cá nhân khi đi mua hàng tiêu dùng. Để “chốt sale” thành công trong quá trình này bạn cần kích thích các doanh nghiệp là người mua bằng các giá trị kinh tế sản phẩm mang lại.

Thông thường, các người dùng cá nhân yêu thích các chương trình khuyến mãi, sản phẩm dùng thử hoặc các voucher. Nhưng để có chuyển đổi từ các khách hàng là doanh nghiệp thì bạn cần một quá trình chăm sóc dài hạn bằng các công cụ như email, website, bán hàng cá nhân, …

Gợi ý một số xu hướng marketing B2B trong năm 2020

Khi bạn đã hiểu rõ B2B là gì và cách hoạt động của mô hình như thế nào thì chắc chắn bạn cũng biết được tầm quan trọng của các hoạt động marketing. Dù bạn là một doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức B2B hay B2C thì marketing là không thể thiếu. Dưới đây sẽ là một số gợi ý về xu hướng marketing B2B trong năm tiếp theo để bạn có thể chinh phục khách hàng một cách hiệu quả hơn.

- Năm 2020 hướng đến các hoạt động marketing tự động. Để tạo dựng tốt mối quan hệ với khách hàng là doanh nghiệp một cách nhanh chóng, bạn cần tạo dựng các hệ thống CRM, email marketing chăm sóc tự động, … Tiếp thị tự động không chỉ giúp loại bỏ bớt các thao tác thủ công mà còn giúp bạn tiếp cận được khách hàng rộng rãi hơn.

- Doanh nghiệp cần chú trọng về các giá trị của nội dung. Trong từng giai đoạn của quá trình mua hàng của khách hàng doanh nghiệp, bạn cần tiếp cận bằng thông điệp đáp ứng đúng nhu cầu. Điều đó đòi hỏi bạn phải có nhiều thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng.

- Marketing trong B2B cũng cần được cá nhân hóa. Hoạt động này dù đã thực hiện rất phổ biến trong marketing B2C nhưng không phải doanh nghiệp B2B nào cũng làm được. Đã đến lúc bạn cần đầu tư cho việc cá nhân hóa một cách nghiêm túc trong các hoạt động markeeting của mình.

Tất cả các thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi B2B là gì. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động theo mô hình B2B bạn đã có thể biết được mình cần có những chiếc lược như thế nào trong việc tiếp cận khách hàng là doanh nghiệp.


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại

    SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại

    SPIN selling là gì? Tại sao nó lại hiệu quả? Quy trình bán hàng SPIN, các bước thực hành công cụ hỗ...

    Thành công với kinh doanh dịch vụ trên thị trường quốc tế tại sao không?

    Thành công với kinh doanh dịch vụ trên thị trường quốc tế tại sao không?

    Ecommerce Việt Nam - Thành công với kinh doanh dịch vụ trên thị trường quốc tế tại sao không? Hành trình...

    Affiliate Marketing là gì? Affiliate Marketing cho người mới

    Affiliate Marketing là gì? Affiliate Marketing cho người mới

    Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn cách kiếm tiền từ Affiliate Marketing cho người mới, chia sẻ cách làm...

    Chi phí chuyển đổi là gì? Có những loại chi phí chuyển đổi nào?

    Chi phí chuyển đổi là gì? Có những loại chi phí chuyển đổi nào?

    Chi phí chuyển đổi (Switching Costs) là chi phí xuất hiện một lần khi khách hàng muốn chuyển đổi việc...

    Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh

    Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh

    Là một người làm kinh doanh thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ:“ Thiên thời, địa lợi,...

    99 kỹ thuật growth hacking tăng khách hàng cho doanh nghiệp SaaS

    99 kỹ thuật growth hacking tăng khách hàng cho doanh nghiệp SaaS

    99 kỹ thuật Growth Hacking rất thực tế và dễ áp dụng giúp doanh nghiệp của bạn tăng nhanh lượng khách...

    Đọc nhiều nhất
    Quy trình đưa một sản phẩm mới ra thị trường với 10 bước cơ bản

    Quy trình đưa một sản phẩm mới ra thị trường với 10 bước cơ bản

    Dưới đây là 10 bước để giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường mà chúng tôi giới thiệu đến...

    Học và làm marketing có khó không?

    Học và làm marketing có khó không?

    Nghề Marketing: Dễ hay khó? Muốn học và làm trong ngành marketing, bạn cần phải hiểu rõ marketing làm những...

    Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh

    Phân tích các yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong kinh doanh

    Là một người làm kinh doanh thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ:“ Thiên thời, địa lợi,...

    Chi phí chuyển đổi là gì? Có những loại chi phí chuyển đổi nào?

    Chi phí chuyển đổi là gì? Có những loại chi phí chuyển đổi nào?

    Chi phí chuyển đổi (Switching Costs) là chi phí xuất hiện một lần khi khách hàng muốn chuyển đổi việc...

    SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại

    SPIN selling công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại

    SPIN selling là gì? Tại sao nó lại hiệu quả? Quy trình bán hàng SPIN, các bước thực hành công cụ hỗ...

    Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa của mô hình SWOT để lập chiến lược kinh doanh

    Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa của mô hình SWOT để lập chiến lược kinh doanh

    Ứng dụng ngay mô hình SWOT để lên một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện một...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.