UI, UX design là gì?

UI, UX là những khái niệm vô cùng quen thuộc đối với những người làm IT và cả Marketer khi hai yếu tố này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong việc thiết kế website. Vậy UI, UX là gì và đã được sử dụng thế nào trong quá trình thiết kế website. Hãy cũng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Giải mã thuật ngữ UI là gì?

Thuật ngữ đầy đủ của UI chính là User Interface, theo tiếng Việt thì có nghĩa là chỉ về mặt giao diện người dùng. Và giao diện này thường chính là giao diện của những website, những ứng dụng, … nơi mà khách hàng có thể tiếp xúc và tương tác. Giao diện sẽ bao gồm tất tần tật các yếu tố mà khách hàng có thể nhìn bằng mắt thông thường như: màu sắc, bố cục sắp xếp của các yếu tố, font chữ, hình ảnh, video, …

UI - User Interface

Người thiết kế sẽ thông qua những yếu tố UI này để thể hiện phong cách riêng của một trang web/ một thương hiệu. Đồng thời thông qua đó để truyền tải những thông điệp mà thương hiệu muốn mang đến cho những người dùng của mình. Có thể ví UI như một thiết kế của căn nhà sao cho thể hiện được phong cách của gia chủ.

Xem thêm: Các tip tối ưu hiệu năng website tưởng khó nhưng đơn giản đến đến bất ngờ

Giải mã thuật ngữ UX là gì?

Nếu UI chính là điểm quan trọng để mang đến giao diện bắt mắt cho người dùng. Thì UX viết tắt của tử User Experience đại diện cho những trải nghiệm của người dùng trên chính một trang web. Khi khách hàng tương tác trên website, người thiết kế cần phải đảm bảo người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt. Ví dụ, khi người dùng cần mua một món hàng thì quá trình đặt hàng cần có các bước đơn giản để khách hàng không gặp khó khăn. Và để làm được điều đó, người thiết kế cần nắm rõ một số thông tin như sau:

- Hiểu rõ đối tượng khách hàng tiềm năng, chân dung của khách hàng sẽ truy cập vào web và những hành vi của họ để xây dựng một hành trình khách hàng phù hợp.

- Phân tích chi tiết tất cả những thao tác mà người dùng có thể thực hiện trên website, đảm bảo website đáp ứng được một cách đầy đủ và nhanh chóng.

- Sau khi có được bản thiết kế đầu tiên có thể test thử bằng người dùng và điều chỉnh sao cho phù hợp để đưa ra phiên bản cuối cùng.

UX - User Experience

Trong đó, một số điểm về UX mà người thiết kế cần lưu ý khi xây dựng website như sau:

- Thứ nhất, người dùng thường thoát đối với những trang web có tốc độ load quá lâu. Thời gian tải trang trung bình thường trong khoảng 3s để giữ chân khách hàng. Hiện tại, bạn có thể check tốc độ tải trang bằng rất nhiều công cụ được cung cấp miễn phí để kiểm tra tình trạng và tối ưu.

- Thứ hai, hình ảnh và video là những yếu tố giúp thu hút khách hàng nhưng không nên quá lạm dụng bởi có thể gây rối cho hành vi khách hàng và nặng website làm chậm tốc độ tải.

- Thứ 3, bạn có thể có các quảng cáo trên website bằng cách tạo pop up nhưng pop up không khéo léo có thể gây phiền cho khách hàng.

- Thứ tư, hiện tại khách hàng đang sử dụng rất nhiều thiết bị khác nhau từ điện thoại,  máy tính bảng, laptop, máy tính bàn. Do đó, website cần tương thích với nhiều thiết bị khác nhau để trải nghiệm trên mọi thiết bị đều tốt.

Ứng dụng UI, UX vào website như thế nào?

Một trong những ứng dụng thường xuyên nhất của UI, UX là trong việc thiết kế website. Thiếu một trong hai yếu tố này thì website của bạn rất khó để thu hút được các khách hàng tiềm năng.

Với UI trrong website, người thiết kế sẽ đưa ra được được các điểm bố cục hay hình ảnh cho website phù hợp nhờ vào sự am hiểu về khách hàng. Ví dụ, cần chọn màu sắc như thế nào để khách hàng nhớ về thương hiệu? Cần chọn hình ảnh ra sao và đặt để như thế nào để thể hiện được sự chuyên nghiệp của công ty? Hay logo trên một website thường được đặt ở vị trí nào? Câu trả lời được đưa ra dựa vào những nghiên cứu hoặc số liệu thống kê đã có. Kết quả là bạn sẽ sở hữu được một bản thiết kế website phù hợp về giao diện dành cho khách hàng của mình.

Với UX trong website, người thiết kế sẽ nhấn trọng tâm vào các yếu tố kỹ thuật sao cho khâu vận hành của website được mượt nhất, mang lại trải nghiệm tốt nhất. Người dùng sẽ dễ dàng truy cập, dễ dàng thao tác những tính năng mong muốn để tìm hiểu và nghiên cứu sản phẩm. UX được tận dụng triệt để trong thiết kế sẽ mang đến cho người dùng một trải nghiệm tuyệt vời.

Đặc biệt, một website cần hội tụ đủ cả UX và UI để mang đến hiệu quả như mong muốn. Bởi chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố thì website của bạn ngay lập tức có lỗ hỏng. Chẳng hạn, khách hàng bị thu hút với giao diện và cách trình bày thu hút về các sản phẩm trên trang web của bạn. Nhưng quá trình thanh toán và mua hàng quá phức tạp vẫn sẽ khiến khách hàng rời bỏ website một cách nhanh chóng. Hay ngược lại, nếu bạn không giữ chân được khách hàng vì một giao diện không bắt mắt thì các khâu vận hành của bạn tốt thế nào cũng không mang lại hiệu quả. Vậy có thể thấy UI và UX là hai yếu tố phải luôn song hành và cần được phát triển song song với nhau trên một website.

UI, UX là 2 yếu tố song hành

3 lợi ích cốt lõi mà UI, UX mang lại cho website bạn cần biết

Với việc ứng dụng như trên, 3 lợi ích mà UI, UX mang lại cho website của bạn gồm có

Truyền đạt thông điệp từ thương hiệu đến khách hàng

Khi bạn có một website tốt nhờ vào UI, UX bạn dễ dàng hơn trong việc mang đến thông điệp từ thương hiệu đến cho khách hàng. Bởi từng câu chữ, từng hình ảnh và kể cả bố cục của website đã thể hiện được điều đó một cách logic. Nhưng để nội dung thông điệp được xây dựng một cách chuẩn nhất, doanh nghiệp cũng cần hợp tác để nêu lên định hướng, tầm nhìn và mục tiêu mà mình cần hướng đến là gì. Cũng như thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải trên website.

UI, UX mang đến khả năng điều hướng tốt cho website

Bởi UI, UX mang đến một hành trình khách hàng tốt nên sẽ có khả năng điều hướng cao. Điều này không chỉ có lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng, mà còn giúp khách hàng tối ưu được website trong quá trình SEO. Website dễ dàng được đánh giá cao bởi Google, đây là một cơ hội để bạn có thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Giúp website trở nên logic và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng

Giải quyết được đúng nhu cầu cần thiết của khách hàng chính là cách mà doanh nghiệp bán được hàng. Và UI, UX có thể hỗ trợ website làm rất tốt công việc này khi mọi thông tin trên website đều được trình bày một cách logic, rõ ràng và mạch lạc. Chỉ cần khách hàng có nhu cầu sẽ ngay lập tức tìm thấy chức năng tương ứng để đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ, các nút mua hàng trên web thường được đặt ở vị trí dễ tìm kiếm và quá trình mua hàng được đơn giản hóa tối đa để khách hàng có thể mua hàng bất kỳ lúc nào mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.

UI, UX hiện nay rất được các doanh nghiệp chú trọng, nhất là trong việc thiết kế website. Hiểu UI, UX design là gì bạn cũng có thể tận dụng vào kênh website hiện có của mình và giúp kênh bán hàng này trở nên hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng. Đừng quên, UI, UX phải luôn luôn song hành để mang lại hiệu quả tốt nhất.  


Quay về trang chủ: Admarket, hoặc click: Công ty quảng cáo, website là gì, cách viết content, sidebar, viral, seminar, sách là gì, spam là gì, brochure, backdrop, deadline, asm là gì, vuca, web anime, web đọc truyện, celeb là gì

Dịch vụ nổi bật:
  • Thiết Kế Website Chuẩn Ads + Marketing + SEO
  • Dịch Vụ Quảng Cáo Google Adwords Hiệu Quả tại Admarket.vn
  • Dịch vụ chạy quảng cáo trên Facebook uy tín hiệu quả
  • Khoá học online hữu ích:
  • (Miễn phí) Facebook Ads 100 - Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả Dành Cho Người Mới
  • (Miễn phí) 9900+ mẫu content quảng cáo chạy ads siêu khủng
  • Trọn bộ bí quyết Facebook Marketing A-Z
  • Khóa học viết quảng cáo - nghệ thuật của tư duy và ngôn từ
  • Khóa học bán hàng trên Shopee từ A-Z
  • Khóa học bán hàng trên Zalo - Zalo Marketing Mastery
  • Hướng dẫn 20 cách tạo blog kiếm tiền online hiệu quả
    Bài cùng danh mục
    Update Ngay 10 Xu Hướng Seo 2020 Dành Cho Các Seoer

    Update Ngay 10 Xu Hướng Seo 2020 Dành Cho Các Seoer

    Bạn đã biết xu hướng Seo 2020 là gì chưa? Nếu chưa thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Bài viết...

    Cấu Trúc Silo Là Gì? Hỏi đáp A - Z về cấu trúc Silo trong SEO

    Cấu Trúc Silo Là Gì? Hỏi đáp A - Z về cấu trúc Silo trong SEO

    Cấu trúc Silo trong seo là gì? Vai trò của Silo trong quá trình hoạt động của website? Cách tạo cấu trúc...

    Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

    Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

    Google không index bài viết hoặc index bài viết rất chậm thì chúng ta phải làm sao? Nguyên nhân và bí quyết...

    Meta Description là gì? Lưu ý quan trọng khi viết description

    Meta Description là gì? Lưu ý quan trọng khi viết description

    Thẻ Meta Description là gì? Khi viết và tối ưu thẻ Meta Description cần lưu ý những gì? Độ dài của thẻ...

    Thẻ Meta Keywords là gì? Meta Keywords trong SEO còn hiệu quả không?

    Thẻ Meta Keywords là gì? Meta Keywords trong SEO còn hiệu quả không?

    Thẻ meta keywords là gì? Google còn sử dụng meta keywords làm yếu tố xếp hạng website trên kết quả tìm...

    Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics cho Website

    Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics cho Website

    Công cụ Google Analytics là gì? Những lợi ích mà Google Analytics đem đến cho website của bạn và hướng...

    Đọc nhiều nhất
    Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

    Nguyên nhân và bí quyết fix lỗi Google chậm hoặc không index bài viết

    Google không index bài viết hoặc index bài viết rất chậm thì chúng ta phải làm sao? Nguyên nhân và bí quyết...

    Thẻ Meta Keywords là gì? Meta Keywords trong SEO còn hiệu quả không?

    Thẻ Meta Keywords là gì? Meta Keywords trong SEO còn hiệu quả không?

    Thẻ meta keywords là gì? Google còn sử dụng meta keywords làm yếu tố xếp hạng website trên kết quả tìm...

    Bounce rate là gì? Nguyên nhân website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao

    Bounce rate là gì? Nguyên nhân website của bạn có tỷ lệ bounce rate cao

    Tỷ lệ thoát là một trong những thông số đo lường trích xuất từ Google Analytics. Nó thể hiện tỷ lệ...

    Những nguyên nhân website của bạn mãi không xuất hiện trên Google

    Những nguyên nhân website của bạn mãi không xuất hiện trên Google

    Những nguyên nhân website của bạn không có trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google, xác định nguyên...

    Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics cho Website

    Google Analytics là gì? Sử dụng Google Analytics cho Website

    Công cụ Google Analytics là gì? Những lợi ích mà Google Analytics đem đến cho website của bạn và hướng...

    Cấu Trúc Silo Là Gì? Hỏi đáp A - Z về cấu trúc Silo trong SEO

    Cấu Trúc Silo Là Gì? Hỏi đáp A - Z về cấu trúc Silo trong SEO

    Cấu trúc Silo trong seo là gì? Vai trò của Silo trong quá trình hoạt động của website? Cách tạo cấu trúc...

    Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.