7 Câu Hỏi Chiến Lược - Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Bạn
Một chiến lược kinh doanh thành công đòi hỏi phải được xây dựng qua những cuộc tranh luận mặt trực tiếp mà người quản lý có trách nhiệm dẫn dắt bằng cách đưa ra những câu hỏi đúng đắn. Việc đưa ra những câu hỏi đơn giản, rõ ràng sẽ giúp đội ngũ kinh doanh tập trung vào các vấn đề trọng tâm thay vì chỉ chú tâm vào các thông tin làm rối trí, dẫn tới những suy nghĩ không rõ ràng.
Mỗi doanh nghiệp là độc nhất và riêng biệt, không có đến hai doanh nghiệp, hai công ty, tập đoàn trên thế giới này hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, sẽ không có một giải pháp nào vừa vặn để giải quyết tất cả vấn đề. Nếu có thì nó chỉ là phù hợp, phù hợp ở cách mà họ sẽ áp dụng nó vào trong thực tiễn công ty của mình.
Tôi đã học được rằng có một cách tiếp cận để tăng giá trị cho mọi doanh nghiệp: đó là đặt câu hỏi đúng. Điều quan trọng là bạn sẽ đặt câu hỏi cho ai? Câu trả lời là cho chính bạn, bạn phải đặt cho chính bạn giải quyết. Có thể trong hàng ngàn câu hỏi được đặt ra, bạn không trả lời được hết nhưng việc tự đặt câu hỏi và trả lời sẽ giúp bạn tìm ra được mấu chốt của vấn đề. Tại sao ư? Bởi vì khi xảy ra một vấn đề, câu trả lời của lý thuyết thì chỉ có một, nhưng thực tiễn đòi hỏi nhiều hơn thế. Chỉ cần có một điểm thay đổi thôi là bạn đã không thể nào áp dụng cách giải quyết trong trường hợp này cho một trường hợp khác được.
Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó là bạn phải tham gia vào cuộc tranh luận trực tiếp đang diễn ra với những người xung quanh bạn. Bởi vì đơn giản, một doanh nghiệp không chỉ có một mình bạn, doanh nghiệp là một bộ máy mà mỗi bộ phận hợp thành đều có một chức năng nhất định và nó cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc ra quyết định cho nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết cách tranh luận và lắng nghe phản hồi từ mọi người.
Những vấn đề cốt lõi này được đề cập đến trong cuốn sách “7 câu hỏi chiến lược - Tiếp cận đơn giản để thực thi tốt hơn” của giáo sư Robert Simons. Cuốn sách có 7 chương tương đương với 7 câu hỏi được sử dụng để định hướng tranh luận tại các cuộc thảo luận chiến lược. Các câu hỏi tập trung vào cách thực hiện chiến lược kinh doanh của bạn chứ không phải cách xây dựng chúng. Nếu chiến lược của bạn yếu kém, các câu hỏi sẽ phơi bày những thiếu sót đó và buộc bạn phải mài giũa suy nghĩ của mình. Những câu hỏi này cũng không phải là một danh sách ngẫu nhiên mà chúng được trình bày một cách khoa học và hiệu quả nhất phù hợp với sự hiểu của bạn.
Xem thêm: Review sách Cha giàu cha nghèo - Bí quyết để trở nên giàu có
“7 câu hỏi chiến lược - Tiếp cận đơn giản để thực thi tốt hơn” sẽ giúp bạn tránh những cạm bẫy mà những nhà điều hành thành công trước đây đã từng vấp phải. Nếu bạn chỉ học từ thất bại của bản thân thì thật là sai lầm vì bạn sẽ không bao giờ có đủ thời gian để tự trải nghiệm hết cả. Thành công của những câu hỏi này là vì nó đánh trúng vào chiến lược của doanh nghiệp, đó là những câu hỏi mà hầu như doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải tìm kiếm câu trả lời riêng cho mình.
Câu hỏi đầu tiên là về phân bổ nguồn lực cho khách hàng, ai là khách hàng chính của bạn? Quyết định chiến lược quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là xác định xem bạn đang cố gắng phục vụ ai. Thay vì tập trung vào một khách hàng chính, chúng ta có nhiều loại khách hàng. Chúng ta làm việc chăm chỉ để tránh phải đưa ra lựa chọn, những sự lựa chọn không cần thiết đôi khi sẽ để lại những hậu quả khó lường trước.
Cùng với việc xác định một khách hàng chính, bạn cũng phải xác định các giá trị cốt lõi của mình theo cách xếp hạng ưu tiên của các cổ đông, nhân viên và khách hàng. Điều này phụ thuộc nhiều vào tình hình của mỗi công ty và chiến lược phát triển ở mỗi giai đoạn mà công ty đang hướng tới.
Việc theo dõi các mục tiêu hiệu suất và kiểm soát rủi ro là 2 câu hỏi quan trọng mà bạn phải trả lời nếu muốn doanh nghiệp của mình được quản lý tốt. Thực chất, mọi quyết định của doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn cũng mang tính rủi ro, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả kế hoạch. Bạn phải đảm bảo rằng kiến nghị của nhân viên bạn đưa ra phù hợp với chiến lược mà doanh nghiệp bạn đang hướng tới. Nếu không, một khi đã đưa vào thực hiện thì việc sửa chữa sẽ không còn dễ dàng nữa.
Tuy nhiên, con người ta thường thích sự ổn định hơn, điều này đôi khi không tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn phải đẩy mọi người ra khỏi vùng thoải mái của họ và thúc đẩy họ đổi mới. Đổi mới được ví như sự sống còn của công ty. Không công ty nào là miễn dịch. Mọi thứ luôn thay đổi, chiến lược đề ra hôm qua thì có thể hôm nay đã phải thay đổi vì không còn phù hợp. Càng cạnh tranh thì sự đổi mới lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đã quan tâm đến khách hàng, cổ đông thì câu hỏi mà bạn phải trả lời đó là nhân viên của bạn cam kết giúp đỡ người khác như thế nào? Nhân viên sẽ là những mảnh ghép hình thành nên công ty, là đội ngũ xây dựng và duy trì sự tồn tại của công ty. Các chính sách đối đãi với nhân viên là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của họ.
Cuối cùng khi đã định hình được 7 mệnh lệnh bắt buộc thì ở phần cuối là danh sách kiểm tra 7 câu hỏi giúp cho người đọc nhận thức được tầm quan trọn và những vấn đề cốt lõi nhất của hệ thống các câu hỏi. Phải nói rằng dù chiến lược hiện tại của bạn tốt đến đâu thì cũng chẳng thể hiệu quả mãi mãi, sụ thích ứng thay đối là cần thiết, nhưng điều cần thiết không kém đó là thay đổi như thế nào cho phù hợp? Đó cũng là một câu hỏi mà doanh nghiệp của bạn nên tìm câu trả lời.
Bạn hướng đến phát triển doanh nghiệp, bạn mong muốn có một tiềm lực đủ mạnh để cạnh tranh thì “7 câu hỏi chiến lược” là chìa khóa giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn. Thành công không phụ thuộc vào việc bạn chiến thắng cái gì, nó phụ thuộc vào việc bạn chiến thắng như thế nào. Câu hỏi không phải để hỏi mà là để trả lời. Thành công phản ánh qua việc bạn trả lời được bao nhiêu câu hỏi trong cuộc đời của bạn. “7 câu hỏi chiến lược” chính là nơi chắp cánh cho những câu hỏi mà bạn đang cần, cho những mục tiêu mà bạn đang dự định dang dở. Một cuốn sách là một kim chỉ nam cho cuộc đời của bạn.
5 cuốn sách hàng đầu về tài chính sẽ dẫn bạn đến thành công
Top những cuốn sách hay nhất về đầu tư tài chính và tư duy tài chính có thể giúp bạn bắt đầu hành...
Những cuốn sách hay nhất dành cho kế toán cần tìm đọc ngay
Top các cuốn sách kế toán hay và bán chạy nhất dành cho kế toán viên cần tìm đọc ngay được bật mí...
8 cuốn sách dạy lập trình web hay nhất dành cho lập trình viên
Học qua tài liệu, video hay qua những cuốn sách hay là một trong những phương pháp tự học lập trình được...
Top 5 cuốn sách dạy lập trình web tiếng Anh hay nhất
Khả năng tự tìm tòi và chọn lọc kiến thức là vô cùng và quan trọng để thành công trong ngành lập...
Top 11 cuốn sách hay về tâm lý học giúp bạn làm chủ cuộc đời
Bài viết này sẽ gợi ý Top 11 cuốn sách hay về tâm lý học giúp bạn làm chủ cuộc đời, các bạn cùng...
15 cuốn sách hay nhất nên đọc trước khi khởi nghiệp
Admarket xin giới thiệu những cuốn sách hay dành cho startup nên tìm đọc khi muốn bắt đầu kinh doanh, khởi...
Top 15 cuốn sách kinh doanh hay nhất nên đọc để thành công
Để thành công trong kinh doanh thì đừng bỏ lỡ top 15 cuốn sách hay nhất về kinh doanh nên đọc ít nhất...
5 cuốn sách về quản trị kinh doanh đáng đọc nhất mọi thời đại
Quản trị và lãnh đạo trong kinh doanh là nhân tố cực kỳ quan trọng liên quan tới việc phát triển công...
Top 10 cuốn sách gối đầu giường cho một Copywriter tương lai
Bài viết này xin được chia sẻ top 10 cuốn sách bổ ích, những cuốn sách mà bất kỳ người làm Copywriter...
Sách Trải Nghiệm Khách Hàng Xuất Sắc
Nâng cao trải nghiệm khách hàng là con đường xây dựng lợi thế cạnh tranh vượt trội trong thời đại...
Top 8 cuốn sách marketing hay nhất mọi thời đại nên đọc
Top 8 cuốn sách marketing hay nhất mọi thời đại nên đọc nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực này....
Top 11 cuốn sách hay về tâm lý học giúp bạn làm chủ cuộc đời
Bài viết này sẽ gợi ý Top 11 cuốn sách hay về tâm lý học giúp bạn làm chủ cuộc đời, các bạn cùng...
Bài xem nhiều
Bài viết mới