Review Sách Quản Lý Nhân Sự Trong Thời Đại Số
Đi từ thực tế, từ những trải nghiệm và cả những kĩ năng mà Camille Fournier đã học được, tác giả đã tự tay viết lại cuốn sách với mong muốn truyền đạt lại tất cả các kĩ năng mà cô đã học được trong quá trình là một nhà quản lý, một giám đốc kĩ thuật. Đây không chỉ là cuốn sách dành riêng cho những nhà quản lý mà những bài học, tình huống gắn liền với thực tế còn phù hợp cho cả những bạn sinh viên, nhân viên,… Cuốn sách giống như một người thầy, dù cho có bất kể câu hỏi nào, cũng sẽ đều đưa ra những câu trả lời phù hợp nhất.
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về cuốn sách, tác giả còn viết cả phần Cách đọc cuốn sách này, cô giới thiệu rằng cuốn sách giống như một hành trình kinh nghiệm đi từ mô tả những yếu tố cơ bản của vị trí quản lý và đặc điểm cần phải có ở một nhà quản lý cho đến con đường sự nghiệp quản lý; cùng với đó là những tình huống để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và thực tế trong việc trở thành một nhà quản lý tuyệt vời sẽ như thế nào?
QUẢN LÝ 101
Thế nào là một nhà quản lý tốt? Nếu có người lại gần và hỏi bạn mong đợi gì từ một nhà quản lý tốt, bạn sẽ trả lời thế nào? Chính vì vậy, để trả lời cho những câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu Những nhà quản lý cần có những đặc điểm gì? Một người quản lý với chiến lược vừa lơ là – vừa cảnh giác, một người quản lý bỏ ngoài tai những lo ngại của bạn, một người quản lý chi li luôn đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ bạn làm,… tất cả những nhân vật như vậy đều đang hiện hữu tại các công ty. Đối với tôi mà nói, một nhà quản lý tốt là một nhà quản lý vừa có tâm, vừa có tầm và vừa có tài. Và cũng thật trùng hợp là, suy nghĩ của tôi cũng giống với ý kiến của tác giả: Họ là những người quản lý quan tâm, tôn trọng và tích cực làm việc nhằm giúp bạn phát triển trong sự nghiệp. Người dạy cho bạn những kĩ năng quan trọng và dành cho bạn nhiều góp ý có giá trị. Người giúp bạn tìm cách xử lý tình huống khó khăn, người giúp bạn nhận ra bạn cần học hỏi thêm điều gì. Người mong muốn bạn sẽ tiếp quản công việc của họ trong tương lai. Và quan trọng nhất, họ là những nhà quản lý giúp bạn hiểu đâu mới là điều quan trọng mà bạn cần phải tập trung, đồng thời tạo điều kiện để bạn có thể tập trung vào đó.
Cuộc gặp 1-1
Camille đã chỉ ra rằng cuộc gặp 1-1 giữa nhân viên và người quản lý là vô cùng quan trọng với hai lý do chính, đó là:
- Tạo kết nối giữa bạn và quản lý. Hãy thử dành ít phút để nói về cuộc sống của bạn với người quản lý. Các nhà quản lý tuyệt vời có khả năng nhận ra thời điểm bạn không còn giữ được mức năng lượng bình thường, và hy vọng rằng họ sẽ đủ quan tâm để hỏi thăm bạn.
- Là cơ hội để bạn được nói chuyện riêng với quản lý về những vấn đề cần thảo luận.
Một lời khuyên hữu ích đến từ tác giả là đừng coi cuộc họp 1-1 là cuộc họp cung cấp thông tin mà hãy coi đó là một cuộc họp để chia sẻ trách nhiệm. Và hãy chủ động đề nghị để có những cuộc gặp mặt thường xuyên hơn. Bởi lẽ, chủ động cho thấy bạn đang có trách nhiệm với công việc bạn làm và chính bản thân bạn.
Cách phản hồi và hướng dẫn tại nơi làm việc
Điều thứ hai cần mong đợi từ người quản lý của bạn là những phản hồi góp ý. Tình huống lý tưởng nhất là quản lý của bạn sẽ khen ngợi công khai và khiển trách riêng tư. Đừng lo lắng nếu quản lý yêu cầu bạn nán lại sau cuộc họp để khiển trách bởi đó không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy bạn đã hành xử tệ hại.
Đào tạo và phát triển sự nghiệp
Một người quản lý cũng có thể là một người cố vấn bởi lẽ họ hiểu rằng một người quản lý với tư cách là người kết nối nhân viên với hệ thống giá trị của công ty. Chính vì vậy, một người quản lý sẽ có trách nhiệm giúp nhân viên tiếp cận các cơ hội đào tạo và nguồn lực khác để phát triển sự nghiệp.
Nếu bạn quan tâm tới việc được tiến cử, điều quan trọng là hãy hỏi quản lý xem bạn nên tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào để được thăng chức. Thường các nhà quản lý không thể quyết định việc thăng tiến, nhưng nhà quản lý giỏi sẽ biết công ty đang tìm kiếm điều gì và có thể giúp bạn xây dựng những thành tựu và kĩ năng đó.
Điều tuyệt vời hơn cả là trong cuốn sách này, bạn có thể tìm thấy cả mục Hỏi – Đáp để giúp bạn có cái nhìn thực tiễn hơn trong công việc.
Câu hỏi: Tôi chỉ mới bắt đầu làm việc không lâu, nhưng tôi đã xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình là một ngày nào đó sẽ trở thành một CTO. Tôi nên làm gì để thực hiện hóa mục tiêu này?
Trả lời: Trước hết, bạn cần phải học cách làm việc hiệu quả. Tôi thật lòng khuyên bạn nên tìm kiếm một nơi làm việc mà bạn được hướng dẫn và đào tạo về những khía cạnh của công việc cũng như trau dồi các kĩ năng kĩ thuật mới. Tôi cũng khuyên bạn nên dành hết sức để tìm kiếm những người quản lý và cố vấn giỏi, sau đó quan sát cách họ làm việc. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo và bồi đắp một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Điều cuối cùng bạn cần phải hiểu, đó là hầu hết các CTO đều xuất thân từ những công ty quy mô nhỏ.
Trở thành nhân viên được quản lý hiệu quả
Nếu muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, lời khuyên của tác giả đó chính là trước tiên hãy trở thành một nhân viên tốt:
Dành thời gian suy nghĩ về những điều bạn muốn: quản lý của bạn có thể chỉ ra những cơ hội phát triển cho bạn nhưng họ lại không có khả năng đọc tâm trí bạn. Chính vì vậy, hãy xin lời nhận xét từ quản lý nhưng bạn hãy tự mình tìm ra nơi muốn tiến tới trong tương lai. Nói tóm lại, điều bạn cần trước tiên chính là hiểu mình.
Sau khi đã hiểu mình, bước tiếp theo sẽ là Hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân. Hay nói cách khác, chính là việc theo đuổi những gì bạn muốn. Khi bạn luôn cảm thấy không hạnh phúc, hãy lên tiếng. Khi bạn thấy bế tắc, hãy yêu cầu sự giúp đỡ. Khi bạn muốn tăng lương, hãy đề xuất. Khi bạn muốn thăng chức, hãy tìm hiểu xem mình cần làm gì. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn yêu cầu thì cũng sẽ được đáp ứng. Tôi không thể nói trước rằng mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó, nhưng nếu bạn đã đặt mục tiêu cho chính mình, tự bản thân bạn phải nỗ lực rất nhiều.
Để quản lý của bạn có thời gian nghỉ ngơi. Dù thế nào, hãy ghi nhớ rằng quản lý kì vọng bạn cung cấp các giải pháp, chứ không phải thêm các vấn đề.
Và cuối cùng, hãy Lựa chọn quản lý một cách khôn ngoan.
CỐ VẤN
Trong chương này, tác giả đã đi từ tầm quan trọng của một người cố vấn cho đến việc trở thành một người cố vấn và cuối cùng là bí quyết bỏ túi cho người cố vấn. Trong phần trở thành một người cố vấn, tác giả đã chỉ cho chúng ta làm sao trở thành người cố vấn khi đối tượng là thực tập sinh, nhân viên mới hay cố vấn về kĩ thuật hoặc sự nghiệp. Và đặc biệt, tôi thích nhất là phần bí quyết bỏ túi cho người cố vấn, với giọng văn không rườm rà mà đi trực tiếp vào chủ đề, tác giả đã chỉ ra những cách để trở thành một người cố vấn tốt mà chúng ta có thể áp dụng ngay trong cuộc sống:
- Ham học hỏi và cởi mở
- Lắng nghe và giao tiếp theo ngôn ngữ của nhân viên
- Tạo ra sự kết nối
TRƯỞNG NHÓM KĨ THUẬT
Và khi đã trở thành trưởng nhóm kĩ thuật, điều bạn cần là biết đến bí quyết này: Bạn cần sẵn sàng từ bỏ việc viết mã và tìm cách cân bằng thời gian dành cho công việc kĩ thuật cá nhân với công việc chung của cả nhóm. Bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào những kĩ năng cũ nữa mà phải bắt đầu học những kĩ năng mới. Bạn cần phải học hỏi nghệ thuật cân bằng.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đã trở thành một trưởng nhóm kĩ thuật, có một số người sẽ nói rằng Tôi không muốn trở thành trưởng nhóm kĩ thuật vì công việc của vị trí này là theo dõi sát sao mọi chi tiết về tình hình dự án vào báo với quản lý khi nào thì chúng tôi hoàn thành. Ôi không, đừng đánh giá vị trí ấy như vậy vội, cũng đừng gán cho vị trí ấy chỉ toàn những khó khăn như vậy! Camille thích gọi những khó khăn mà một người trưởng nhóm kĩ thuật gặp phải là “Viên đá vinh quang”. Bởi lẽ, vị trí này có phạm vi trách nhiệm rộng hơn nhiều so với kĩ sư cấp cao trong khoản đóng góp cá nhân đơn thuần. Chính vì vậy, vị trí trưởng nhóm kĩ thuật chắc chắn đang nắm giữ viên đá lớn nhất. Nhưng xin chúc mừng bạn, may mắn là mang thêm một gánh nặng sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn và đem đến cho bạn những kĩ năng cần thiết để thăng tiến trong sự nghiệp. Không phải lúc nào công việc cũng căng thẳng như trong thời điểm hiện tại đâu.
QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Là một người quản lý nhân sự, hãy đi từ việc bắt đầu một mối quan hệ với cấp dưới mới đúng cách. Đúng cách ở đây là như thế nào? Chính là việc tạo dựng niềm tin và sự hòa hợp. Trước tiên, hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu người đó với những câu hỏi cơ bản như: Bạn muốn được khen ngợi như thế nào, ở nơi công cộng hay riêng tư?, Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bực bội hoặc không vui?,… Và còn cả việc khuyến khích tham gia bằng cách cập nhật tài liệu dành cho nhân viên mới hay nhận phản hồi từ nhân viên mới và trao đổi thông tin với nhóm của bạn. Đối với việc này, các cuộc họp 1-1 luôn đóng một vị trí vô cùng quan trọng!
Việc hiểu người và quản lý người luôn là một câu chuyện khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của chính bản thân bạn rất nhiều. Nhưng đừng từ bỏ, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của chính bạn, hãy cố gắng vì việc thăng tiến sắp tới với bạn rồi đấy!
QUẢN LÝ CÁC NHÀ QUẢN LÝ KHÁC
Đối với mỗi đối tượng, chúng ta cần phải có một cách quản lý khác nhau, ví dụ như quản lý người quản lý mới, quản lý những nhà quản lý có kinh nghiệm và tuyển dụng quản lý.
Trong chương này, tôi ấn tượng với một câu hỏi Quản lý không đúng chuyên môn vậy có lời khuyên nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ này? Camille đã rất khôn khéo trả lời rằng Hãy ham tìm hiểu. Hãy nhớ rằng bạn không nên hy vọng mình sẽ biết tất cả mọi thứ chỉ vì bạn là người quản lý.
VĂN HÓA TỰ LỰC
Đây là chương cuối của cuốn sách và cũng là chương mà tôi thích nhất. Bởi lẽ, mỗi công ty đều mang một văn hóa riêng, văn hóa ấy chính là “bộ mặt” cho công ty, mang lại những giá trị cốt lõi và giúp công ty phát triển. Charles Darwin từng nói rằng: “It is not the strongest of the species that survive, nor the most intelligent that survives. It is the one that is the most adaptable to change”. Có nghĩa là: “Không phải loài khỏe nhất hay thông minh nhất sẽ tồn tại, mà là loài sẵn sàng thay đổi để thích nghi nhất”. Chính vì vậy, văn hóa công ty là cực kì quan trọng và là thứ gì đó nhiều người không hiểu. Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là những quy tắc bất thành văn trong một cộng đồng. Ví dụ, văn hóa của người Mỹ quy định rằng cần phải bắt tay để chào hỏi, nhưng ở một số nền văn hóa khác, việc chạm vào người lạ khác là rất kì quặc. Và tiếp theo là, tác giả sẽ chỉ cho chúng ta những cách áp dụng các giá trị cốt lõi ấy.
· Đầu tiên, xác định văn hóa của bạn. Nếu bạn sở hữu một tập hợp các giá trị công ty, hãy áp dụng các giá trị đó vào nhóm của bạn. Văn hóa ấy có thể là sự đa dạng, có thể là tinh thần học tập, có thể là sự chuyên nghiệp,…
· Thứ hai, bạn nên củng cố văn hóa bằng cách khen thưởng cho mọi người vì đã thể hiện giá trị văn hóa theo những cách tích cực.
· Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của việc đánh giá hiệu suất là đánh giá sự liên kết giữa giá trị của các thành viên trong nhóm và giá trị của công ty, từ đó chọn ra các giá trị nào nên là một phần của quy trình đánh giá hiệu suất của bạn.
· Cuối cùng, áp dụng các giá trị vào một phần trong quá trình phỏng vấn.
Lời khuyên của tôi dành cho bạn là hãy đặc biệt chú ý tới các tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn, vì mục đích của việc đặt ra các câu hỏi tình huống ở đây chỉ là để xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty không mà thôi.
LỜI KẾT
Gấp lại trang sách, tôi nhận ra một bài học quý giá mà Camille đã để dành tới cuối của cuốn sách, đó chính là Bạn phải có khả năng quản lý bản thân nếu bạn muốn giỏi quản lý người khác. Bạn càng dành nhiều thời gian để tìm hiểu bản thân và những phản ứng của mình trước các vấn đề, những thứ truyền cảm hứng cho bạn cũng như những điều làm bạn phát điên, thì cuộc sống của bạn sẽ càng trở nên tốt đẹp. Thật vậy, đâu cần phải học đâu xa, đâu cần phải học những tips trong cuộc sống, trước tiên hãy hiểu về giá trị cốt lõi của bản thân đem lại. Hãy hiểu “ngọn lửa” của chính mình, thì lúc ấy bạn mới có thể là người “truyền lửa” được cho người khác. Và cuối cùng, tôi cũng chúc bạn may mắn trên con đường sự nghiệp.
Review chi tiết bởi Minh Trang - Bookademy
Sống ảo, ảo bao nhiêu cho vừa: Bức tranh toàn cảnh về thời đại Internet
Cuốn sách Sống ảo, ảo bao nhiêu cho vừa của nhóm tác giả Nam Lâm chính là một google map giúp chúng ta...
Blitzscaling - Tăng trưởng thần tốc: Tốc độ tăng trưởng của những gã khổng lồ
Tăng trưởng thần tốc (Blitzscaling): Chiến lược siêu tăng trưởng để dựng nên những doanh nghiệp khổng...
Inbound Marketing: Thu Hút Thế Giới Về Với Bạn Trong Môi Trường Trực Tuyến
Thế nào là Inbound Marketing, khái niệm căn bản, linh hồn của Inbound Marketing, làm thế nào để tăng truy...
Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
Cuốn sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư giúp bạn có thêm khả năng tham gia các...
Nền Tảng Công Nghệ - Hướng Đi Mới Dành Cho Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0
Nền tảng công nghệ - Hướng đi mới dành cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0 sẽ giúp các nhà lãnh đạo...
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Chìa khóa tạo nên sự thành công
Nếu bạn đang loay hoay chưa biết định hướng cho con đường đi đến sự thành công của bản thân mình,...
Tóm tắt & Review sách Đời ngắn đừng ngủ dài
Cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài” của tác giả Robin Sharma đã từng lọt vào top các cuốn sách...
Tóm tắt & Review sách khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ
Với giọng văn mộc mạc, các phương pháp và kỹ năng giao tiếp được cuốn sách khéo ăn nói sẽ có được...
Góc Nhìn Của Người Thông Thái - Robert Fulghum
''Góc Nhìn Của Người Thông Thái'': Chiếc Bát Chứa Đựng Tư Duy. Những câu chuyện, góc nhìn của Fulghum...
Những trang web review sách hay nổi tiếng tại Việt Nam
Danh sách trang web review sách chân thực nhất được các mọt sách truyền tai nhau rầm rộ. Họ là những...
Tóm tắt & Review sách Tư Duy Nhanh Và Chậm
Các bạn tìm đọc trước nội dung chính cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm để tìm hiểu trước khi quyết...
Review sách Nguyên lý Marketing - Philip Kotler & Gary Armstrong
Nguyên lý Marketing cuốn sách dành cho những người muốn bước chân vào “địa hạt” Marketing nhưng chưa...
Bài xem nhiều
Bài viết mới