Customer Insight là gì? Lập Insight khách hàng sao cho đúng?
Ở thời điểm hiện tại, việc đưa ra sản phẩm để phân tách tầng lớp khách hàng đang trở nên quá lỗi thời và lạc hậu. Thay vào đó, các nhà kinh doanh chạy đua để đem đến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong đó, việc nghiên cứu thị trường để có thể quảng bá sản phẩm một cách tối ưu nhất đang là quan tâm hàng đầu. Đó chính là mục đích của lập Insight khách hàng.
Customer Insight là gì?
Khái niệm Customer Insight là một thuật ngữ mà nhiều người trong ngành PR - Marketing biết rõ. Tuy nhiên, đối với các người ngoài ngành thì đây lại là một khái niệm mới và khá khó hiểu, khó nắm bắt.
Về cơ bản, Customer Insight là một dạng của nghiên cứu thị trường, nơi sản phẩm của bạn sẽ lưu hành và được đưa đến với người tiêu dùng. Chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh buôn bán.
Customer Insight giúp bạn hiểu rõ về phân khúc khách hàng của mình, về những mối quan tâm, trăn trở và hứng thú của họ. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để tạo nên các chương trình quảng bá sản phẩm phù hợp.
Customer Insight là một thuật ngữ mà nhiều người trong ngành PR - Marketing biết rõ
Các đặc điểm của Insight khách hàng
Việc lập Insight khách hàng đòi hỏi người sử dụng chúng hiểu rõ những đặc điểm cũng như mặt lợi, hại của chúng. Điều đó sẽ giúp cho bạn không bị lúng túng khi gặp vấn đề trong khi tiến hành công việc.
Một số đặc tính của chúng
- Việc lập Insight cần dựa trên nhiều nguồn dữ liệu: Để có được một Insight hoàn chỉnh và thực tế, bạn cần tìm hiểu khách hàng của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó nắm rõ thói quen và mục đích của họ.
- Các Insight sẽ giúp bạn thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng: Việc nghiên cứu khách hàng bằng Insight sẽ giúp bạn biết được thói quen của họ. Từ đó, bạn có thể tối ưu cách sắp xếp sản phẩm để bán được nhiều sản phẩm hơn.
Ưu điểm của lập Insight khách hàng
- Gia tăng lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường: Để có thể kinh doanh tạo ra lợi nhuận, bạn cần nắm rõ các lợi thế khi cạnh tranh lành mạnh. Việc sử dụng Insight sẽ giúp bạn có được lợi thế ban đầu so với các doanh nghiệp khác.
- Tạo sự thay đổi phù hợp với nhu cầu thời đại: Các xu hướng thay đổi theo thời gian, và không có điều gì đảm bảo khách hàng sẽ thích mãi một sản phẩm. Việc nghiên cứu bằng Insight sẽ giúp bạn nhận ra xu hướng và thay đổi kịp thời.
Nhược điểm của chúng
- Chỉ mang tính tương đối: Customer Insight bao gồm các dữ liệu cụ thể, đa phần được biểu diễn dưới dạng con số và biểu đồ. Tuy nhiên, vì đối tượng là con người nên chúng chỉ giới thiệu được một phần vấn đề.
- Dễ bị tác động bởi khách hàng: Các số liệu của Insight có thể thay đổi liên tục, nhất là trong các thời gian cao điểm như cuối năm,... Sở thích của người tiêu dùng sẽ thay đổi rất nhanh mà bạn sẽ khó có thể nắm bắt.
Các bước lập Insight khách hàng đơn giản, hiệu quả
Bất cứ sự việc gì đều có hai mặt của vấn đề, hơn nữa, Insight vẫn là bản nghiên cứu khách hàng hiệu quả nhất. Vậy nên, việc lập Insight sẽ là một bài học rất quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp nên biết.
Bước 1: Xây dựng đội ngũ chuyên lập Insight
Đầu tiên, muốn tạo lập một Insight chuyên sâu, bạn cần có đội ngũ chuyên nghiệp. Đội ngũ này nên bao gồm những người sáng tạo và quảng giao, có khả năng tác động đến thị trường để tìm ra các khách hàng và nhu cầu tiềm năng.
Bước 2: Tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm bằng cách trả lời 6 câu hỏi
Sáu câu hỏi mà bạn cần trả lời bao gồm: Mục tiêu, Thời gian, Ràng buộc, Đối tượng, Dữ liệu và Người thực hiện. Đây chính là nền tảng cho một Insight thật sự có hiệu quả cho việc kinh doanh.
Tất cả những câu hỏi này tạo ra cho bạn một dàn ý cụ thể về việc bạn phải làm gì, bạn cần thực hiện điều gì để khảo sát khách hàng,... Thế nên, đây là một bước vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 3: Khảo sát
Sau khi biết được nhu cầu của doanh nghiệp, bạn hãy bắt đầu khảo sát khách hàng để tìm hiểu họ. Thao tác này có thể thực hiện bằng nhiều cách, ví dụ như các khảo sát nhỏ trên Youtube, các bảng trả lời câu hỏi có thưởng...
Tất cả những bước này đều góp phần khiến bạn biết được nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng, cũng như hiểu rõ hơn thói quen mua sắm của họ. Đôi khi, các phản hồi của họ còn giúp bạn xác định được xu hướng sẽ lên ngôi sắp tới.
Tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm bằng cách trả lời 6 câu hỏi
Bước 4: Chọn nền tảng Marketing phù hợp
Sau khi nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng của mình, bạn sẽ biết được những nơi mà họ thường lui tới để tìm kiếm thông tin. Đó sẽ là những đặc điểm quan trọng giúp bạn xác định được vị trí đặt quảng cáo sao cho nhiều người biết tới.
Qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng việc lập Insight khách hàng là vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn tìm hiểu về quá trình Customer Insight này một cách hiệu quả và sâu sắc nhất.
Những tiêu chí quan trọng tạo nên một slogan đắt giá
Slogan là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, thời điểm hiện tại đã khiến...
Báo cáo: Chiến thắng mùa Tết 2020 cùng Google
Google vừa tung ra Báo cáo: Chiến thắng mùa Tết 2020 (Win in Tết 2020) dịp Tết cổ truyền Việt Nam đang...
Bảng báo cáo tổng quan ngành Digital tại Việt Nam 2021
[Download] We Are Social Vietnam 2021 - Công bố báo cáo mới nhất tổng quan toàn cảnh ngành Digital tại Việt...
Những tiêu chí quan trọng tạo nên một slogan đắt giá
Slogan là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, thời điểm hiện tại đã khiến...
Customer Insight là gì? Lập Insight khách hàng sao cho đúng?
Ở thời điểm hiện tại, việc đưa ra sản phẩm để phân tách tầng lớp khách hàng đang trở nên quá...
Tài liệu Vietnam Digital 2020 Slideshare
Vietnam Digital 2020 - Tài liệu Báo cáo tình hình digital năm 2020 tại thị trường Việt Nam, 90 Sildes cập nhật...
Báo cáo: Chiến thắng mùa Tết 2020 cùng Google
Google vừa tung ra Báo cáo: Chiến thắng mùa Tết 2020 (Win in Tết 2020) dịp Tết cổ truyền Việt Nam đang...
Tài liệu Marketing Online miễn phí từ cơ bản đến nâng cao!
Tổng hợp tài liệu Marketing Online miễn phí, giúp bạn tự học Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí....
Bài xem nhiều
Bài viết mới