Những lỗi sai ngữ pháp cơ bản thường gặp trong khi viết
Hồi học ở trường Báo, tụi Phương được học một môn học rất hay mang tên ''Tiếng Việt thực hành''. Trước khi học, cả lớp vẫn thường ''kêu oai oái'' vì mình là người Việt Nam, dùng tiếng Việt cả mấy chục năm, thậm chí toàn những người học khối C, khối D, viết văn còn hay hơn người khác nữa; sao phải học môn này. Nhưng không, khi thực sự bước vào học, Phương và các bạn mới thấy mình thiếu sót thật nhiều thứ. Người ta vẫn nói: ''Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam'' mà.
Đôi khi, chúng ta cứ viết theo cảm xúc mà không để ý đến việc đúng sai, trong khi đó có thể là những lỗi sai cực kỳ cơ bản. Vậy thì, chúng ta hay sai thế nào, cùng hiểu để viết cho đúng nhé.
LỖI SAI VỀ THANH ĐIỆU KHI VIẾT
Lỗi này thì thường gặp với các bạn mà nói cũng thường bị sai thanh điệu, ví dụ cụ thể đơn giản như: bài giảng thường viết thành ''bài giãng'', nói sõi hay thành ''nói sỏi'',...
LỖI SAI KHI VIẾT DẤU CÂU
Việc chấm, phẩy thế nào cho đúng đôi khi cũng là việc đau đầu với nhiều người viết. Nếu viết một câu liền tù tì, không có dấu câu sẽ khiến người đọc khó theo dõi từng ý. Bên cạnh đó, việc sử dụng dấu chấm phẩy với dấu phẩy cũng là điều cần chú ý: dấu chấm phẩy thường được dùng trong một câu có nhiều ý đã viết dấu phẩy và các ý giữa 2 dấu chấm phẩy cũng có sự liên quan tương đương.
Dùng dấu câu đã khó, cách viết dấu câu cũng cần tỉ mỉ, cẩn trọng hơn. Như bạn thấy mình viết, thì dấu câu nên viết liền với chữ đằng trước và cách ra một ly so với chữ sau, chứ không phải sẽ viết , như thế này. Đối với các dấu ngoặc (ngoặc đơn, ngoặc kép) thì nên viết liền với cả 2 chữ kề trước và kề sau.
LỖI CHÍNH TẢ
Hồi bé, chắc chắn chúng ta đều được thầy cô dạy về chính tả rất kỹ; lớn lên do cách phát âm của mình cũng như qua thời gian dài không luyện viết, hoặc do có những từ chúng ta đã quen sử dụng nhiều đến nỗi thông dụng nên chúng ta không để ý đến nghĩa đúng của nó, thành ra bị sai chính tả.
VD: Bạn có biết ''bàng quang'' và ''bàng quan'' khác nhau? ''xán lạn'' hay ''sán lạn'', từ nào mới là viết đúng nhỉ?
LỖI DÙNG TỪ LẶP NGHĨA
Mình hay lấy ví dụ một từ điển hình mà người Việt quen dùng, đó là ''đường quốc lộ''. Tại sao từ này lại sai? Vì trong từ này, ''đường'' và ''lộ'' có nghĩa giống nhau, chỉ là đồng nghĩa nhưng khác âm mà thôi.
LỖI VỀ CÂU
Có rất nhiều lỗi khi viết câu mà chúng ta bỏ qua, đơn giản vì trong khi viết, chúng ta không đọc lại câu đó mà cho rằng nó đã đúng rồi. Ví dụ: lỗi thiếu chủ- vị ngữ trong câu. Chúng ta được dạy rằng, chỉ khi nào diễn đạt câu đặc biệt, mang ý nghĩa, mục đích nào đó, bạn mới nên sử dụng câu không đủ chủ- vị. Nếu viết rất nhiều câu không đủ chủ vị, câu cú của chúng ta đọc lên nghe rất cụt.
Hai lỗi nữa về câu mà chúng ta hay gặp khi viết một câu, đó là câu dài dòng và câu tối nghĩa. Câu dài dòng nghĩa là, mặc dù ý của câu đó đã đủ, nhưng bạn cứ cố tình không chấm câu, hoặc ngắt ý mà diễn đạt nó một cách miên man hơn, không liên quan đến câu.
Thử thực hành với mình câu này nhé: Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu. -> Trong câu này, người viết có thể chỉ cần rút gọn ý lại và viết câu ngắn gọn hơn: Em rất kính yêu bà của mình. (vì bà là người trong nhà mà, mà từ yêu mến và kính yêu có thể diễn đạt cùng một trường nghĩa, tất nhiên sắc thái là khác nhau)
Câu tối nghĩa nghĩa là một câu có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Trồng ổi sẽ thu được rất nhiều lợi, những đường gân nổi rõ như con rắn vậy. Trong câu này, thực sự chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa chính mà tác giả muốn biểu đạt như thế nào đến người đọc.
LỖI THIẾU LIÊN KẾT
Lỗi này thường gặp khi chúng ta viết nhiều câu hoặc nhiều đoạn. Có khá nhiều cách để chúng ta có liên kết câu, liên kết đoạn với nhau.
Có những cách có thể kể đến như: dùng từ nối, nhắc đến một chi tiết có sự liên quan với câu trước/ đoạn văn trước đó,...
Khi có sự liên kết, người đọc mới có thể hiểu ý mà người viết định diễn đạt, câu văn/ đoạn văn cũng không bị rời rạc.
LỖI LOGIC
Bạn đã đọc một đoạn văn nào mà tự dưng cảm thấy đoạn văn ấy cứ bị sai sai về mặt logic chưa? Đáng ra câu này phải đứng trước câu này chứ nhỉ? Đáng ra tác giả phải diễn đạt hết ý này mới sang ý khác chứ?
Nếu đọc một đoạn văn mà bạn phải tự đặt ra những câu hỏi như vậy, nghĩa là đoạn văn ấy đã thực sự thiếu logic rồi đó.
Để chữa lỗi này, trước khi viết bất kỳ điều gì, bạn nên đặt bút để làm dàn ý trước. Dàn ý có thể không chi tiết đến mức đầy đủ cả ví dụ bạn định viết trong bài, nhưng nên có các luận điểm, luận cứ bạn triển khai. Khi viết bài, viết xong luận điểm nào, luận cứ nào, cần gạch bỏ trong dàn ý. Sau khi viết bài, cần đọc lại để xem mình đã viết theo đúng logic hay chưa.
LỖI SAI SỰ THẬT
Oh wow, sự thật mà còn sai nữa thì viết cái gì nhỉ? Ấy thế mà đôi khi chúng ta vẫn chủ quan vào trí nhớ của mình, thành ra có những bài viết mắc lỗi sai sự thật, khiến một cơ số tác giả phải đi đính chính đó.
Thực ra, để tránh lỗi sai này, trước khi bắt tay vào viết cái gì, hoặc sau khi viết xong, bạn phải đi tìm hiểu những điều mình viết một cách thật kỹ lưỡng. Lỗi sai sự thật không đơn giản chỉ là, bạn viết sai sự thật hiển nhiên như: mặt trời mọc đằng đông hay sai ngày của một sự kiện lịch sử nào đâu, đôi khi còn là bạn nhớ nhầm công dụng của một sản phẩm này sang công dụng sản phẩm khác mà mình không để ý đó.
Bài viết này để chia sẻ một chút kiến thức của Phương, không ai trong chúng ta tự hào rằng mình viết đúng không mắc các lỗi sai trên 100% cả. Nhưng chúng ta hay vì cứ sai theo cảm quan thì hãy biết các lỗi thường gặp là gì, để hạn chế cái sai của mình nhé.
Nguồn: Minh Phương / Group Mỗi Ngày Một Chút Content
4 phép tính cho sự phát triển sự nghiệp cá nhân đúng hướng
Gợi ý 4 phép tính cho sự phát triển sự nghiệp cá nhân đúng hướng và hoạch định cho sự nghiệp của...
Ngành quản trị khách sạn nên học trường nào ở TPHCM?
Ngành quản trị khách sạn học trường nào tốt nhất? Nếu bạn cần tìm trường đào tạo quản trị...
Chi phí thiết kế website bao nhiêu? Chi bao nhiêu tiền là hợp lý?
Thuê thiết kế website là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp, vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian....
Bí kíp thiết kế web bất động sản độc đáo và thu hút khách hàng
Thiết kế website bất động sản, đẹp và thu hút là một trong những phương pháp hiệu quả hàng đầu...
Kinh nghiệm lựa chọn hosting chất lượng tốt nhất
Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm của 1 người có thời gian và kinh nghiệm tìm hiểu về hosting giúp bạn...
Các yếu tố quyết định đảm bảo cho một thiết kế web thành công
Thiết kế web một trang web chuyên nghiệp kết hợp với các chiến lược Marketing hiệu quả có thể giúp...
Cách link dữ liệu từ file excel này sang file excel khác
Trong bài viết này, sẽ giới thiệu đến bạn cách di chuyển, copy sheet, link từ file Excel này sang file Excel...
Thẻ Tag là gì? Cách dùng thẻ Tag hiệu quả trong SEO năm 2020
Tag là thuật ngữ nhằm chỉ việc thêm một chủ đề phụ vào bài viết. Đây là khái niệm khá quen thuộc...
Sidebar là gì? Cách sử dụng Sidebar trong WordPress hiệu quả
Sidebar là gì? Làm thế nào để tạo Sidebar WordPress? Cách thêm nội dung và hiển thị Sidebar trong Theme WordPress?...
Top 7 các trang web đấu giá trực tuyến uy tín hiện nay
Hiện nay có các trang web đấu giá trực tuyến uy tín và chất lượng nào? Nếu bạn vẫn chưa có câu trả...
Top 10 website được các nhà kinh tế thế giới săn lùng và tìm đọc
Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc top 10 website hữu ích dành cho những ai đang học hoặc làm...
Từ a-z về tìm hiểu thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp sme
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách hạn chế, tự...
Bài xem nhiều
Bài viết mới