Đằng sau những thiết kế website thành công

Trước khi người dùng website tiếp xúc với nhà thiết kế, bạn nên nắm rõ mong muốn của họ và những thứ họ thực sự cần. 2 điều này tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng đó chính là chìa khóa của người thiết kế website thành công.

Nhận diện mẫu: Lối tắt tiện dụng trong thiết kế website

Với cả người dùng và người thiết kế website chuyên nghiệp, khi tương tác với website ta học được rất nhiều mẫu thiết kế khác nhau. Và khi đó ta không ngừng liên hệ tới những mẫu ta đã được học và được lưu lại trong trí nhớ. Ví dụ đơn giản như sau, khi bạn đang muốn mua hàng bạn sẽ tra những từ khóa mong muốn trên công cụ tìm kiếm, các công cụ đó sẽ điều hướng bạn đến những trang web nhất định. Bạn nhấp vào 1 trong những trang we đó và ngó qua các module xem kết cấu của chúng ra sao, mặt hàng bạn mong muốn nằm ở vị trí nào, hoặc có thể tìm kiếm trực tiếp trên website đó. Trang sản phẩm mở ra, bạn click vào thông tin sản phẩm, nhấn nút đặt hàng nếu muốn…

Nhờ thấu hiểu thói quen, tâm lý người dùng, người thiết kế website có thể đưa ra những mẫu web tuyệt vời, tích hợp những tính năng tiện dụng nhất cho người dùng. Làm sao để đạt được sự hài lòng của khách hàng trong khi sử dụng dịch vụ, đó là thành công của những đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Thiết kế website theo hướng Top-down hay Bottom-up

Trong quá trình xây dựng website, ta sẽ thường đi từ dưới lên (bottom up): bắt đầu với vấn đề trước mắt cùng các nhân tố liên quan, và rồi tìm cách xây dựng trải nghiệm gắn kết. Khi đã tách giao diện ra nhiều phần tử nhỏ, ta sẽ tuần tự giải quyết vấn đề nhỏ, mục tiêu, nhiệm vụ, cấu trúc thông tin và flow. Cũng chính vì vậy, sau một thời gian, ta sẽ quá để tâm vào vấn đề trước mắt mà quên đi cái nhìn tổng quan.

Người dùng không để ý quá đến chi tiết, và sẽ liên tưởng đến trải nghiệm đã có để tương tác. Với các sản phẩm hay trang quen thuộc, họ sẽ tìm các pattern giống với những gì họ nhớ được để điều hướng nhanh hơn. Hướng xử lý này đúng là nhanh thật, nhưng lại sai –  đặc biệt nếu giao diện có đổi khác so với nguyên trạng. Bởi vậy, ta phải đảm bảo giao diện nhất quán với kỳ vọng của người dùng. Ví dụ như, Nếu bạn chọn cards UI pattern (rất phổ biến), đa số người dùng sẽ biết cách điều hướng nội dung ngay.

Phá vỡ những lối mòn trong thiết kế

Với mong muốn sáng tạo, ao ước tạo nên những điểm đột phá nhưng đôi khi điều này lại khiến khách hàng không hài lòng. Ví dụ như, phải thiết kế làm sao để người dùng nhìn vào biết được đó là một nút bấm. Vì vậy, trước khi tạo ra ự khác biệt bạn nên trả lời được những câu hỏi sau, tại sao nên phá vỡ lối mòn cũ? và sự đột phá đó có tốt hơn không? Người dùng có dễ chấp nhận và làm quen với sự thay đổi đó?

Tất nhiên, ta cũng không nên đi theo những gì ta đã biết mà bỏ qua sự sáng tạo. Design chỉ đơn thuần là một cái khung, để từ đó ta thể hiện sự sáng tạo của mình. Hơn nữa, người dùng hoàn toàn có thể làm quen và nhận biết được pattern mới, đặc biệt là các pattern mang lại kết quả mà họ muốn.

Đằng sau những thiết kế website thành công

Đúng, ta cần phải phá vỡ lối mòn cũ, nhưng ta chỉ có thể làm điều đó ở những nơi mà người dùng không mong chờ gì cả, và rồi ta có thể nhảy vào và lấy lòng họ. Ta có thể làm pattern mới quen thuộc hơn bằng cách “thưởng” cho người dùng khi họ không ngờ tới, từ đó cũng cố phương pháp tương tác mới. Theo tôi nghĩ, phút giây thích thú này là chìa khóa đi đến sáng kiến thoát khỏi những pattern cũ kỹ.

Tất nhiên, rất khó tìm được những tình huống, cơ hội “kích thích” người dùng khi họ không ngờ đến – Suy cho cùng, làm sao ta biết được khi nào người dùng sẽ cảm thấy hài lòng trước một sự thay đổi mà họ chưa biết? Thử nghiệm chính là lời giải bạn đang tìm kiếm.

Để tìm ra được pattern nào cần phá vỡ, và phá vỡ khi nào, ta cần phải thử nghiệm và xem thử kết quả. Những thử nghiệm này được thực hiện dưới dạng các bài test người dùng được thiết kế cầu kỳ, kỹ lưỡng. Ta cần hiểu rõ mẫu sắp sửa được phá vỡ và cách người dùng tiếp nhận quá trình đó như thế nào; tại sao phải phá vỡ nó và phá vỡ như thế nào. Với mẫu thử, ta có thể kiểm soát chặt chẽ, và thậm chí thử nghiệm, ngay cả khi người dùng không nhận thức được sự kiểm soát này.

Ví dụ như, trong UXPin, ta có thể tạo nhanh một mẫu thử với thư viện UI hiện có. Và rồi ta có thể xác nhận độ hiểu quả của các pattern đó (và chức năng tổng quan của design) sau khi đã đưa vào thử nghiệm.

Người ta thường không đoán trước được họ cần gì. Vì vậy, mẫu thử (và thử nghiệm nói chung) là một công hữu ích. Thử nghiệm tạo điều kiện để người dùng cho ta thấy điều này. Người dùng sẽ sử dụng như thường, trong khi chúng ta sẽ quan sát các phản ứng của họ.

Xem chi tiết: http://skyvietnam.com.vn/dang-sau-nhung-thiet-ke-website-thanh-cong-a413.html

0969.63.2018