8 mẹo để cải thiện trải nghiệm người dùng cho website

Website ngày càng trở thành một công cụ tiếp thị không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp. Nếu bạn đang kinh doanh trực tuyến, trang web của bạn có tiềm năng trở thành tài sản lớn nhất và là trọng tâm nỗ lực tiếp thị của bạn. Tuy nhiên, công nghệ thay đổi nhanh chóng có thể làm cho trang web của bạn trở nên cũ kĩ và lỗi thời, mặc dù bạn có nhiều ý tưởng để thiết kế lại website nhưng bạn không có thời gian hay tiền bạc để đầu tư vào một dự án lớn như thế. Nếu vậy, bạn có thể tận dụng 8 mẹo đơn giản sau để cải thiện trang web của mình làm nó trở nên hữu ích hơn cho trải nghiệm người dùng (UX).

1. Cải thiện tốc độ tải website

Một trong những trải nghiệm khó chịu nhất của người dùng khi truy cập web đó là phải chờ đợi cho một trang tải quá lâu. Với sự gia tăng của các thiết bị di động, người dùng truy cập nội dung trên toàn thế giới với nhiều nền tảng khác nhau và dù truy cập qua đâu đi chăng nữa, họ luôn mong đợi kết quả nhanh chóng cho các nội dung mà họ đang muốn xem.

8-meo-de-cai-thien-trai-nghiem-nguoi-dung-cho-website

Khi họ phải chờ đợi lâu, họ thường thoát khỏi trang web. Tải trang chậm là một trải nghiệm làm gián đoạn quá trình lướt web của người dùng và nó có thể sẽ khiến họ thất vọng về những gì họ hi vọng được thấy về website của bạn. Một sự chậm trễ trong tốc độ tải trang, chỉ cần 2s thôi, tỷ lệ bỏ qua sẽ lên đến 87%.

Vì thế, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Đầu tiên cần nắm được tình trạng tốc độ tải trang của bạn như thế nào. Google cung cấp cho bạn một dịch vụ miễn phí mà bạn có thể nhận được thông tin về tốc độ tải trang web của mình: PageSpeed ​​Insights. Theo đó, Google cũng sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý để cải thiện thời gian tải trang trên nền tảng điện thoại di động và máy tính để bàn.

2. Khắc phục lỗi 404 (không tìm thấy trang)

Một website thường dẫn link đến các trang 404 sẽ khiến quá trình tìm hiểu thông tin của khách truy cập bị gián đoạn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng

Để kiểm tra xem website có bất kỳ liên kết đến trang 404 nào không, bạn có thể thiết lập trong công cụ Google Webmaster trên website và kiểm tra các lỗi này.

8-meo-nang-cao-trai-nghiem-nguoi-dung-cho-website-loi-404

3. Tối ưu hóa website trên thiết bị di động

Sau lỗi 404, điều kiện tiếp theo để một website có trải nghiệm người dùng tốt là phải thân thiện với thiết bị di động và hiển thị tốt trên các loại màn hình mà người dùng đang sử dụng. Giờ đây, mọi người truy cập đến website của bạn không chỉ trên máy tính mà còn thông qua cả điện thoại và máy tính bảng. Do đó, bắt buộc thiết kế của bạn phải đáp ứng để hiển thị tốt trên tất các loại màn hình này, một thuật ngữ công ty thiết kế website chuyên nghiệp hay dùng để chỉ điều này là “công nghệ responsive”

Bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 năm 2016 theo tuyên bố của Google với các công ty thiết kế website, tính thân thiện với thiết bị di động của website sẽ được xem là một trong những yếu tố chính xếp hạng website trên Google tìm kiếm. Nếu bạn không chắc website của mình đã được tối ưu với di động chưa, bạn có thể dùng công cụ miễn phí này nhé.

4. Nhất quán toàn bộ website

Tính nhất quán của website sẽ giúp khách truy cập có thể nhận ra thương hiệu của bạn một cách dễ dàng. Tính nhất quán ở đây có nghĩa là làm mọi thứ trở nên ăn khớp, thống nhất với nhau như: khoảng cách, font chữ, kích thước, màu sắc, cách bố trí các nút bấm… Tất cả bố cục nên được thiết kế sao cho bám sát chủ đề ban đầu để website trở nên một thể mạch lạc, thống nhất và tạo ra dấu ấn riêng.

Để cung cấp cho người dùng của bạn có một trải nghiệm tốt khi họ truy cập trang web của bạn, điều quan trọng là họ biết họ vẫn đang ở trong trang web của bạn. Thay đổi thiết kế đột ngột từ trang này sang trang khác có thể sẽ làm người dùng hụt hẫng và mất lòng tin vào trang web của bạn.

8-meo-nang-cao-trai-nghiem-nguoi-dung-cho-website

5. Menu rõ ràng, ngắn gọn

Các tiêu đề menu trên website là cách bạn hướng dẫn người dùng truy cập đến những trang bạn mong muốn. Các trang đó có thể là trang sản phẩm, trang dự án đã thực hiện hay một form để họ cung cấp thông tin. Các từ ngữ nên được sử dụng ngắn gọn dễ hiểu, đặc biệt đối với những người lần đầu tiên đến website.

Cũng không nên có quá nhiều lựa chọn vì sẽ khiến khách hàng bối rối không biết bắt đầu từ đâu. Con số lý tưởng nằm trong khoảng 3 – 7 mục.

Một ví dụ điển hình là website của Kory Woodard với 6 mục trên menu:

Giao diện menu của website Kory Woodard

6.Sử dụng lời kêu gọi hành động hấp dẫn (Call to Action)

Khách hàng của bạn đã quen với việc theo thị giác để xác định nội dung nào là quan trọng với họ. Các lời kêu gọi hành động sẽ được đánh dấu rõ ràng sẽ giúp điều hướng trang web của bạn tới những nơi mà họ muốn.

Trong việc tạo ra các nút cho trang web, bạn nên suy nghĩ về màu sắc và tâm lý của mỗi màu sắc. Bởi màu sắc khác nhau sẽ gợi lên những thông điệp khác nhau. Hãy suy nghĩ về thông điệp mà bạn gợi lên cho phần lớn đối tượng mục tiêu và chọn màu cho nút CTA một cách khéo léo và phù hợp.

Điều quan trọng nữa đó là xem xét những từ bạn sử dụng cho các nút CTA. Cụm từ nên ngắn gọn, bao gồm 1 động dừ hoặc một từ hành động mà thu hút người dùng làm một việc gì đó. Chọn những từ thích hợp và cần phải có sự kết nối cảm xúc. Vì thế, hãy làm cho lời nói của bạn có trọng lượng và định hướng rõ ràng.

7. Sử dụng hình ảnh thật một cách thông minh

Người dùng đang ngày càng thông minh hơn trong việc đánh giá các trang web doanh nghiệp. Khi lần đầu ghé thăm trang web thấy trang web của bạn có những hình ảnh mà ở trên mạng tràn lan hoặc không phải hình ảnh riêng của bạn, họ sẽ đánh giá thấp về uy tín và sự tin tưởng.

Bạn nên sử dụng những hình ảnh thực tế của riêng mình để khẳng định uy tín cũng như truyền đạt thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp của bạn qua những bức ảnh đó. Sử dụng hình ảnh một cách thông minh và đặt chúng trong trang web của mình để hỗ trợ các nội dung liên quan.

8-meo-nang-cao-trai-nghiem-nguoi-dung-cho-website

8. Sử dụng các chỉ mục (bullet)

Sử dụng chỉ mục sẽ giúp người dùng nhanh chóng nhận được tất cả các thông tin mà họ mong muốn như ưu điểm, tính năng, lợi ích quan trọng của một sản phẩm/dịch vụ… trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Bạn cũng không nhất thiết phải sử dụng các chỉ mục truyền thống như gạch ngang, chấm tròn đơn giản mà có thể sáng tạo thành những biểu tượng khác nhau, như thế sẽ khiến nội dung trình bày của bạn cuốn hút hơn.

Một ví dụ tuyệt vời có thể kể đến là www.one.org/us/about. Trên trang này, họ sử dụng các biểu tượng để làm nổi bật những thành tựu khiến khách truy cập dễ nắm bắt hơn. Ngoài ra, không gian màu trắng xung quanh những chỉ mục này khiến bạn tập trung hơn vào từng phần.

Trên đây là một trong những tiêu chuẩn được rút ra từ nghiên cứu của công ty thiết kế website chuyên nghiệp và luôn được chúng tôi áp dụng cho từng sản phẩm của mình. hy vọng những lời khuyên này có thể mang đến cho bạn 1 ý tưởng tốt, giúp bạn tối ưu website hơn nữa để mang đến cho khách truy cập một trải nghiệm tốt nhất.

0969.63.2018